DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu

Tác giả Elizabeth Kolbert
Bộ sách
Thể loại Sinh Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 14508
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Elizabeth Kolbert Best Seller Sinh Học Lịch Sử
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Một cuốn sách nên đọc, để hiểu được những tác động do con người gây ra đối với hành tinh này.
Có những hành động của mỗi người tuy có thể chúng ta không nhận thức được sẽ gây tác động thế nào tói Trái Đất và các loài sinh vật sống trên ngôi nhà này, nhưng thật ra tích tụ lại thì gây ra những tác động rất lớn.
Có lẽ bước đầu tiên thiết thực là từng người cần phải được tăng sự nhận thức về các ảnh hưởng của mỗi tác động nhỏ của mình lên phần còn lại thế giới.
***
Review Tram Bui:

9/10

Elizabeth Kolbert là một nhà văn, nhà báo môi trường của The New Yorker. “Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu” là quyển sách nổi tiếng nhất của cô và đã đoạt giải Pulitzer cho hạng mục General Non-Fiction năm 2015. Đây là một trong những đầu sách hay hiếm hoi về môi trường và tự nhiên được dịch ra tiếng Việt, ai muốn tìm hiểu về thay đổi khí hậu và tác động của nó lên hệ sinh thái thì không thể bỏ qua cuốn này!

Với “Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu”, Elizabeth Kolbert chỉ ra rằng sau 5 cuộc đại tuyệt chủng trong lịch sử tự nhiên, trái đất đang bước vào cuộc thứ 6 mà cả nguồn cơn và nạn nhân của nó đều là con người. Tác giả đã kể lại những dấu hiệu, hệ quả của các cuộc tuyệt chủng trước đây trong lịch sử thế giới, xen kẽ với những chuyến đi thực địa của cô và các nhà khoa học, trong nỗ lực nghiên cứu và ngăn chặn sự biến mất của các loài đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Từ cuộc săn tìm những con ếch Panama trong vô vọng, đến cuộc thảm sát dơi hàng triệu con một cách bí ẩn ở Bắc Mỹ, Elizabeth Kolbert dẫn người đọc vào một chuyến phiêu lưu có kết cục bi thảm được báo trước. Spoiler alert: tất cả các loài đang chết, bao gồm cả chúng ta ????????

Đây là một quyển sách khoa học phổ thông, viết rất dễ hiểu chứ không bị chuyên môn hay hàn lâm quá. Phần vì mình cũng hứng thú sẵn với chủ đề này, phần vì Elizabeth Kolbert sắp xếp các mốc thời gian, khu vực, câu chuyện rất hợp lý, nên đọc chẳng thấy ngán tí nào. Mà mỗi lần sang trang lại là một lần mắt chữ O mồm chữ A nữa chứ! Đọc xong quyển này mình chỉ thấy vững tâm hơn với quan điểm: con người sẽ không bao giờ thắng được thiên nhiên.

Không nên ảo tưởng sức mạnh mà chống lại tự nhiên đâu các bạn ạ, như bọn Borg của Star Trek đã nói rồi: “Resistance is futile.” Bóc lột tự nhiên, phủ nhận thay đổi khí hậu, đẩy các loài động thực vật đến bờ tuyệt chủng,… tất cả đều sẽ khiến chúng ta sớm ăn đòn mà thôi!

***

Review Rùa Béo:

Tác giả Elizabeth Kolbert đã đưa bản thân trở thành một trong bốn tác giả viết về khoa học hay nhất trong thập kỷ vừa qua. Bà đã gây dựng được tiếng nói khác biệt và có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của chúng ta trong nhiều vấn đề nhức nhối, nổi lên do sự xâm phạm quá lớn đến sinh quyển. Và nếu ai đã từng ấn tượng bởi cuốn sách trước đó: “Field Notes From a Catastrophe” thì lần này sẽ không bị thất vọng trước quyển sách mới của Elizabeth Kolbert “Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu”.


Cuốn sách Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu nằm trong danh sách 10 cuốn sách hay nhất năm 2014 do The New York Times Book Review bình chọn, được công ty phát hành sách Nhã Nam phát hành tháng 4/2018
Kolbert, một cây viết từ The New Yorker, đi đầu bởi nhiều bài báo viết về sự va chạm mạnh mẽ giữa nền văn minh hiện tại và hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta: từ những nơi như dãy Andes, rừng nhiệt đới Amazon, rặng san hô Great Barrier cho đến khu vực sân sau nhà của chính bà. Trong một bài viết, bà nghiên cứu về vai trò của con người trong việc tạo ra thứ mà các nhà sinh vật học gọi là: đợt đại tuyệt chủng thứ sáu – một cuộc càn quét các loài động, thực vật; đe dọa sẽ xóa sổ từ 20% đến 50% các loài sinh vật trên trái đất ngay trong thế kỷ này.

Tuyệt chủng là một khái niệm còn tương đối mới trong cộng đồng khoa học. Ngược về thế kỷ 18, người ta thậm chí còn không tin vào việc đã từng có nhiều loài từng sống trên trái đất nhưng giờ đã biến mất. Các nhà khoa học khi ấy đơn giản là không thể mường tượng ra được thế lực siêu nhiên nào của hành tinh này mà có thể quét sạch không còn vết tích của sự sống trước đây từng có.

Và cũng vì những lý do tương tự như vậy, ngày nay hầu hết mọi người cảm thấy vô lý khi phải chịu một phần trách nhiệm cho việc đã phá hoại hệ sinh thái vốn có của trái đất. Có nhiều rào cản tâm lý khi phải nghĩ đến một ngày nào đó, những thứ ta yêu quý mất đi hay bị hủy hoại vĩnh viễn. Vậy nên nhiều người đã tránh không nghĩ đến vấn đề đó nữa, coi mình như là khán giả đang xem ảo thuật và để mặc bản thân bị che mắt bởi những trò đặt cược, lôi kéo ta lờ đi hiện thực.

Bằng chứng là, chúng ta vẫn tiếp tục coi bầu khí quyển như là một cái cống để thải ra mỗi ngày hơn 90 triệu tấn khí thải. Nếu xu hướng này tiếp diễn,  nhiệt độ toàn cầu sẽ cứ thế tăng lên, gây ra “world-altering events ”, Kolbert viết. Theo như một tính toán của nhà  khí hậu học James Hansen, lượng khí thải mà con người đã đẩy vào trong bầu khí quyển nếu kẹt lại, với năng lượng nhiệt mỗi 24h, sẽ được thải ra ngoài nếu có một vụ nổ tương đương 400,000 quả bom nguyên tử Hiroshima. Cả bầu khí quyển và biển đều nóng lên nhanh chóng, theo như Kolbert ghi nhận, là bởi chúng đã hấp thụ khoảng một phần ba lượng các-bon đi-ô-xít con người thải ra và cùng với đó là tàn phá sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái trên trái đất. Đó là mối đe dọa đối với cả mạng lưới sinh vật trên trái đất lẫn nền văn minh tương lai đang bắt đầu của loài người. “Bằng việc phá vỡ những hệ thống đó,” Kolbert viết, “chúng ta đang tự đưa mình vào nguy hiểm.”

Tuần hoàn nước trên trái đất đang dần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biển nóng lên khiến hơi nước nhiều hơn trong không khí. Không khí khi bị nóng lên sẽ mang độ ẩm cao (độ ẩm toàn cầu đã tăng lên thêm 4% một cách chưa từng thấy chỉ trong vòng 30 năm vừa qua) và bị đẩy vào bên trong lục địa, tạo ra lượng mưa nhiều có thể khiến lũ lụt, lũ quét xảy ra thường xuyên và ở mức độ lớn hơn.

Lượng nhiệt dư thừa do hấp thụ từ lớp mặt biển, sẽ tạo ra những cơn bão biển có sức tàn phá kinh khủng hơn. Chỉ ngay trước khi cơn bão Sandy vào đến đất liền, gió từ Đại Tây Dương thổi về New York và New Jersey đo được nóng hơn hẳn 9 độ so với mức bình thường. Và ngay trước khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philipines, vùng biển Thái Bình Dương đã tăng nhiệt lên khoảng 5.4 độ so với mức trung bình.

Đại dương của chúng ta – nguồn thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người, đã trở nên không chỉ nóng hơn mà còn có tính axit cao hơn hẳn hàng triệu năm trước. Đại dương đang phải vật lộn để hấp thụ hết lượng nhiệt dư thừa cũng như khí thải các-bon – đó là lý do tại sao mà tác giả Kolbert chỉ ra rằng, các rặng san hô sẽ là hệ sinh thái đầu tiên tuyệt chủng trong kỷ nguyên hiện đại này.

Cùng là lượng nhiệt dư, khi hơi ẩm bị đẩy ra khỏi đất ở những vùng khô hạn sẽ gây ra những trận hạn hán kéo dài hơn nữa. Cây cối và thực vật khi chịu khô hạn cũng sẽ dẫn đến việc gia tăng tần suất và diện tích các vụ cháy rừng.

Vụ mùa bị đe dọa không chỉ bởi thiên tai hay việc khó dự đoán thời gian của mùa khô hay mùa mưa, mà còn bởi sự tác động trực tiếp từ nhiệt độ lên ngô, lúa mì, gạo hay các lương thực khác.

Các vùng được bao phủ bởi băng tuyết đang tan ra. Sự biến mất dần của lớp băng ở Bắc cực đang thay đổi sự hấp thụ nhiệt và có thể ảnh hưởng đến khu vực bắc bán cầu, làm chậm lại sự di chuyển của bão. Trong khi đó, sự gia tăng băng tan ở Bắc Cực và Greenland đang đẩy mực nước biển lên nhanh chóng, đe dọa đến các thành phố và vùng ven biển trũng.

Virut, vi khuẩn, các loài sinh vật mang bệnh truyền nhiễn như muỗi hay côn trùng, hay các loài động vật gây hại như bọ cánh cứng giờ đây đang lan rộng ra nhiều nơi khác. Những liên kết phức tạp cốt yếu để hỗ trợ sự sống đang dần bị rã ra.

Đây chính là thế giới mà chúng ta đã tạo ra. Và trong cuốn sách được nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng thời điểm – Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu, tác giả Kolbert đã kết nối các phân tích khoa học cùng với kinh nghiệm của bản thân để giải thích cho ta hiểu. Kết quả cho ra là một lịch sử rõ ràng và bao quát của trái đất – những đợt tuyệt chủng trước, những loài sinh vật đã biến mất và cả những mô tả hấp dẫn về sự phức tạp đến mức phi thường của đời sống tự nhiên. Và quan trọng nhất, Kolbert đã đưa đến một lời kêu gọi hành động đầy thuyết phục: “Ngay lúc này”, bà viết, “chúng ta đang nắm quyền quyết định mà chưa ý thức được hết, con đường tiến hóa nào sẽ còn mở ra và con đường nào sẽ bị đóng lại vĩnh viễn. Không sinh vật nào khác từng làm điều này, và nó, thật không may, sẽ là di sản để lại mãi mãi của chúng ta.”

Kolbert đã tìm ra dấu vết về lịch sử của trí tuệ, về cách mà chúng ta hiểu được khái niệm tuyệt chủng, và cách mà chúng ta nhận thức được vai trò của khái niệm ấy trong thời gian gần đây. Khi xương voi ma được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1793, rất nhiều nhà khoa học đã cho rằng những chiếc xương to lớn và kỳ lạ này thuộc về một con voi hay hà mã nào đó. Nhưng cho đến năm 1796,  nhà tự nhiên học người Pháp Georges Cuvier đưa ra bằng chứng về một giả thuyết hoàn toàn mới: Những chiếc xương kia thuộc về một loài động vật đã biến mất, loài động vật đến từ “thế giới trước đây”. Cuvier thu thập và nghiên cứu nhiều mẫu hóa thạch nhất có thể và cuối cũng phát hiện ra hàng tá các loài đã tuyệt chủng khác. Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu của Charles Lyell và Charles Darwin mà tuyệt chủng đã được đưa vào như một khái niệm khoa học.

Kể từ khi những mầm mống đầu tiên của sự sống xuất hiện trên trái đất 3.8 triệu năm trước, hành tinh của chúng ta đã trải qua 5 đợt tuyệt chủng lớn. Đợt tuyệt chủng gần nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm khi mà một thiên thạch rộng chừng 6 dặm được cho là đã đâm vào trái đất, xóa sổ loài khủng long. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng làm thay đổi rõ rệt cấu trúc của hệ sinh thái trên trái đất khi ấy: Hệ sinh thái biển về cơ bản bị sụp đổ và khoảng 75% các loài thực, động vật đã biến mất.

Ngày nay, Kolbert viết, chúng ta được chứng thực một đợt tuyệt chủng tương tự đang xảy ra trên địa chất chỉ trong nháy mắt. Theo như E.O. Wilson, tỉ lệ tuyệt chủng hiện nay ở rừng nhiệt đới là khoảng “hơn 10,000 lần so với tỉ lệ tuyệt chủng thuận theo tự nhiên” và sẽ làm suy giảm sự đa dạng sinh học đến mức thấp nhất kể từ đợt tuyệt chủng cuối cùng.

Tuy nhiên, đợt tuyệt chủng này sẽ không còn thiên thạch khổng lồ nào để đổ lỗi nữa, kẻ gây ra là chúng ta, bằng việc thay đổi điều kiện môi trường trên hành tinh này một cách quá nhanh, quá đột ngột, đến mức phần lớn các loài sinh vật khác không thích ứng kịp. Và chúng ta đang tự đánh liều tương lai của chính mình, bằng việc tác động vào sự cân bằng vốn có của thời tiết – thứ đã ít nhiều đã giữ được nguyên hiện trạng kể từ cuối Kỷ Băng Hà và cũng chính là thứ đã nuôi dưỡng sự hưng thịnh của loài người.

Đầu những năm 1840, các nhà khoa học chú ý đến những khoảng trống về thời gian khá lớn giữa các di chỉ hóa thạch – đó chính là những giai đoạn mà sự đa dạng sinh học trên trái đất bị suy giảm nhanh chóng và không thể giải thích được bởi một hệ tĩnh. Một vài nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sự biến đổi khí hậu đột ngột đã gây ra đợt tuyệt chủng lớn đó. Nhưng trong kỷ nguyên hiện đại ngày nay, có ba yếu tố hợp lại để phá hủy về cơ bản mối liên kết giữa nền văn minh và hệ sinh thái của trái đất: sự tăng lên quá nhanh chóng của dân số khi mà số lượng người đã tăng gấp 4 lần chỉ trong 100 năm; sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới đã khuếch đại sự ảnh hưởng lên mỗi người trong hơn 7 tỉ người mà sớm muộn sẽ là 9 tỉ hoặc nhiều hơn nữa; cuối cùng là sự nổi lên của một tư tưởng lãnh đạo đề cao kiểu tư duy manh mún, ngắn hạn và bỏ qua những giá trị dài hạn, và kết quả của những lựa chọn đó chính là ta đang tạo dựng những nền công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng chính sách về năng lượng, hoạt động chính trị.

“Con người thay đổi thế giới”, Kolbert viết, bà đã thể hiện một cách sinh động về khoa học cũng như lịch sử của những cơn khủng hoảng hiện tại. Hành trình rộng khắp để nghiên cứu cuốn sách và cách bàn luận sáng suốt về cả lịch sử lẫn khoa học của Elizabeth Kolbert đã tạo nên cuốn Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu, một đóng góp quý giá cho sự hiểu biết của con người về hoàn cảnh hiện nay.

Mặc dù biết rằng có thể sẽ gây ra một đợt tuyệt chủng khủng khiếp, nhưng con người chúng ta vẫn quá mức chậm chạp khi thích nghi với các phương sách cần thiết để giải quyết thách thức môi trường toàn cầu này. Cách chúng ta phản ứng với cuộc đại tuyệt chủng hay kể cả với cơn khủng hoảng về khí hậu hiện nay, đều bị hạn chế bởi các quan điểm lỗi thời về mối liên hệ của con người và môi trường xung quanh.

May mắn thay, lịch sử có rất nhiều điển hình về khả năng vượt qua của con người dù là trong tình huống ngặt nghèo nhất, mỗi khi một cuộc tranh luận đưa ra được lựa chọn giữa điều xấu và điều tốt. Những bất thường mà tác giả Kolbert đưa ra là quá rõ ràng đến mức ta không thể phớt lờ. Bà đã đưa ra những lý lẽ không thể bác bỏ rằng những gì chúng ta đang làm, góp phần tạo ra đợt tuyệt chủng thứ sáu là hoàn toàn sai lầm. Tác giả cũng đã đưa ra câu trả lời rõ ràng rằng điều đúng đắn lúc này là nhanh chóng thay đổi để thích nghi với thế giới.

Mời các bạn đón đọc Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu của tác giả Elizabeth Kolbert.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 129.000   

Giá bán

103.000 

Giá bìa 129.000   

Giá bán

103.000