Hội Kín Xứ An Nam |
|
Tác giả | Georges Coulet |
Bộ sách | |
Thể loại | Lịch sử - Quân sự |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 5955 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Georges Coulet Nguyễn Thanh Xuân Phan Tín Dụng Biên Khảo Lịch Sử Lịch Sử Việt Nam Tham Khảo |
Nguồn | ebook©vctvegroup |
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.
Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.
Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:
“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.
Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam [...]” Và tất nhiên, bộ máy cai trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.
Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.
Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)
Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.
Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.
Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.
Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?
Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.
Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:
a) Phép thuật qua các biểu tượng,
b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,
c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.
Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.”
-- “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges Coulet
***
Bởi tính chất đặc biệt của hội kín chính là sự bí mật, mà ở đây thiếu bằng chứng trực tiếp ghi nhận lại nên toàn bộ khảo sát tức thời (cũng như văn bản về chủ đề này) không thể thực hiện, sự tồn tại đặc hữu của hội kín trên đất An Nam có thể được mô tả gián tiếp hoặc bởi nghiên cứu về những luật lệ An Nam đã hay vẫn còn chi phối đất nước này, hoặc bởi sự gia tăng của những biến loạn đã xáo động xã hội An Nam kể từ khi chính quyền người Pháp được xác lập ở Đông Dương.
Cho đến khi sắc lệnh của vua Khải Định (ra ngày 16 tháng 7 năm 1917 và trở nên có hiệu lực sau một quyết định của Toàn quyền Đông Dương vào cùng ngày) được ban bố ở Bắc kỳ và dành riêng cho những thần dân của ông bốn đạo luật dựa trên những luật hiện hành của Pháp cũng như truyền thống An Nam (Tạp chí Tư pháp Đông Dương, số 5-6 tháng 5-6 năm 1922 và bản báo cáo tường trình của Marty ở các trang 195-223), thì bộ luật đã có hiệu lực pháp lý, không những ở Bắc kỳ và Trung kỳ mà còn hiệu lực trên cả xứ thuộc địa của Pháp là Nam kỳ, chí ít cho đến trước khi có Nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1912 (Hue và Deloute, “Code Annamite” (Luật An Nam)), là bộ luật mà trước đây vua Gia Long (1802-1820) đã ban hành ngày 12 tháng Sáu năm thứ 11 triều vua Gia Long (vào khoảng tháng 4 năm 1812)1 được biết dưới tên Bộ luật Gia Long và đã được P. L. F. Philastre công bố bản dịch ra tiếng Pháp ngày 5 tháng 3 năm 1875. Bộ luật này là bản sao của bộ luật triều Thanh (1614-1885). Trước khi Bộ luật Gia Long được ban hành, luật pháp chi phối Đế quốc An Nam soạn theo lệnh của vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) đã được thu thập lại trong Thiên Nam dư hạ tập2, được soạn thảo vào thời Hồng Đức, nghĩa là vào khoảng thời gian 1470-1497 dưới triều nhà Lê. Bộ luật này thường được gọi là Luật nhà Lê, hoặc còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Nó phỏng theo bộ luật của nhà Tùy (589-618) và Đường (618-907) ở Trung Hoa. Những nội dung còn lưu lại được [của bộ luật này], R. Deloustal đã dịch và đăng trên Tập san Viện Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O.)3. Phần dịch này lấy theo nội dung có trong các tập từ XXXIII đến XXXVIII của Lịch triều hiến chương loại chí4, một bộ bách khoa thư của học giả Phan Huy Chú (1782-1840) được biên soạn theo thể chí mượn từ Trung Hoa.
Quả thật, trong Bộ luật Gia Long (các điều 57,144,147, 159, 223, 224, 225, 236, 237, 247, 248, 251, 348, 395 và 375) cũng như trong luật nhà Lê (các điều 44, 117, 334, 337, 411, 412, 413, 414, 415, 416, 417, 455, 499, 536 và 537) các nhà lập pháp An Nam ghi nhận những cuộc mưu loạn và nổi loạn trong ngờ vực, họ cho là do hoặc bởi càng lúc càng nhiều người than vãn về chế độ hiện hành và về nạn trộm cắp hoặc cướp bóc; hoặc bởi những thầy pháp, những ông đồng bà cốt kích động đám đông nhẹ dạ bằng những tiên đoán. Người ta không lường định trước hết được số lượng án tử hình và lưu đày cho toàn bộ nhân tố nổi loạn trong một quốc gia. Những nhà lập pháp người Pháp, người đầu tiên, vào năm 1912 ở Nam kỳ ban hành luật cho người bản xứ, đã tỏ ra khôn ngoan, làm theo truyền thống An Nam khi thay thế án tử hình hoặc lưu đày bằng án phạt tiền và phạt tù (Hue và Deloute, “Code Annamite”, chương VII, mục 291, 292, 293 và 294, trang 125, 126 và 127); trong hướng dẫn áp dụng nghị định này cũng nhấn mạnh (xem trang 10 và 11, tlđd): “Có sự quan tâm tối đa dành cho các tổ chức có thể trở thành hiểm họa xã hội ở chiến trận Đông Dương.”
Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.
Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam, những biến loạn thường kỳ gây lo ngại cho Chính quyền Pháp ở thuộc địa châu Á cho thấy sự lo lắng của các nhà lập pháp không phải không có chủ đích và các quy định của Bộ luật Pháp-An Nam hiện thời vẫn còn hợp pháp.
Theo sắc lệnh ngày 13 tháng 5 năm 1879, lúc đó, Chính phủ Pháp đã hành chánh hóa Nam kỳ, nơi họ tiến hành cuộc chinh phục từ năm 1859 với sự giúp đỡ của các đô đốc [hải quân], và chỉ định Le Myre de Vilers5, chủ nhiệm nội vụ và tài chính của Algérie, là Thống đốc dân sự Thuộc địa.
Thống đốc mới, thay thế Đô đốc Lafont, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 7 năm 1879 trên tàu chở dầu Amazone. Ông chính thức đảm nhiệm chức vụ vào ngày 7, và Đô đốc Lafont, lên tàu Ara, trở lại Pháp vào ngày 13 cùng tháng đó.
Mặt khác, ngày 24 tháng 12, các đại biểu biểu quyết, sau 4 ngày thảo luận, và cuối cùng Hạ viện quyết định, với 4 phiếu hơn (274 so với 270), là họ phải trấn giữ Bắc kỳ. Ngày 27 tháng 1 năm 1886, Paul Bert được bổ nhiệm làm Tổng trú sứ của Cộng hòa Pháp ở Trung kỳ- Bắc kỳ, với đầy đủ quyền hạn và lãnh đạo tối cao hải lục quân.
Do đó, nếu tất cả những cuộc nổi loạn trước khi thành lập chính quyền dân sự trên các thuộc địa An Nam của Pháp (Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ) đều có thể được coi là hậu quả trực tiếp của việc chinh phục, thì không còn vụ việc tương tự trong thời gian sau. Những nổi loạn trước có thể bỏ qua đối với những vụ đơn giản và xem như là những sự trả đũa hợp pháp của chính quyền đàng cựu hiện hành và những người trung thành với nó. Những vụ khác chính xác là những hành động nhằm tấn công an ninh nhà nước. Việc liệt kê bắt đầu từ các hoạt động lẻ tẻ có ảnh hưởng đến xã hội An Nam từ những năm 1879-1886 cho phép nhận ra được trong từng hoạt động, đôi khi là sự hợp tác rõ ràng, đôi khi là ảnh hưởng âm thầm của các hội kín.
Mời bạn đón đọc Hội Kín Xứ An Nam - Georges Coulet & Nguyễn Thanh Xuân (dịch) & Phan Tín Dụng (dịch).