DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Ký Sự Phục Dịch Ở An Nam

Tác giả Chu Thuấn Thủy
Bộ sách
Thể loại Bút Ký
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 3273
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Chu Thuấn Thủy Vĩnh Sính Tham Khảo Lịch Sử Lịch Sử Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Vào giữa thế kỷ XVII, sau khi người Mãn Thanh lên nắm quyền ở Trung Quốc, nhiều trung thần của nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh bỏ trốn sang Nhật Bản, Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á khác nhằm mưu tìm cơ hội khôi phục nhà Minh. Trong số những Minh thần này, có một trưng sĩ tên là Chu Thuấn Thủy rất đáng được chú ý.

I. Đôi nét về thân thế của Chu Thuấn Thủy

Chu người Dư Diêu (cùng quê với Vương Dương Minh) tỉnh Chiết Giang, sinh năm 1600, vào đời Vạn Lịch nhà Minh. Tên thật của Chu là Chi Du, hiệu là Thuấn Thủy, tổ tiên hình như có liên hệ với Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Trong 5 lần đến Đàng Trong, thời gian Chu lưu trú lâu nhất là khoảng 4 năm từ năm 1654 cho đến năm 1658. An Nam cung dịch kỷ sự là “hồi ký” của Chu viết về những sự việc xảy ra vào năm 1657 trong khoảng thời gian hai tháng rưỡi kể từ khi Chu bị quản thúc ở Hội cho đến khi được cho về lại Hội An. Vị “Quốc vương” mà Chu thường nhắc đến trong An Nam cung dịch kỷ sự là chúa Nguyễn, hay nói rõ hơn là chúa Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền), người cai quản Đàng Trong từ năm 1648 đến năm 1687.

Về học vấn và tư tưởng, Chu đặc biệt chú trọng lối học thực hành (thực học) theo truyền thống Nho học của miền Giang-Chiết (Giang Tô và Chiết Giang). Chu xem những lối học không mang lại lợi ích cho đời, cho dầu hào nhoáng đến đâu chăng nữa, cũng không khác gì đồ bỏ. Trong bức thư trả lời câu hỏi của Andô Shuyaku về “phương pháp đọc sách và viết văn”, Chu đáp: “Điều đáng quý trong học vấn là thực hành. Nhan Hồi tuy học một biết mười, nhưng điều quan trọng là ông đứng đầu về đức hạnh”. Cái thực học của Chu so với cái học để thi cử rỗng tuếch ở Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ thì phải nói là cách xa nhau một trời một vực.

2. Nội dung An Nam cung dịch kỷ sự

Chu nhận được hịch chiêu mộ người “biết chữ” của “Quốc vương” và ra trình diện ngày 3 tháng 2 năm 1657, Chu bị tống giam và bị đối đãi như “tù giặc nước ngoài bị bắt sống” (khấu lỗ). Sau đó, khi được dẫn đến nha môn, quan ra lệnh cho Chu làm một bài thơ khẩu hứng rồi viết lên giấy. Chu khăng khăng không chịu làm thơ, dùng bút giải thích là vì “cảnh nước mất nhà tan” và “không cam bím tóc” theo nhà Thanh nên Chu mới trốn sang Nước ta, “ruột gan nóng như lửa đốt, làm thơ sao đặng”.

Khi biết Chu là “cống sĩ” (giống như “trưng sĩ”, nhưng trưng sĩ là cách gọi tổng quát), quan có ý xem thường, cho học lực của Chu không thể nào đọ được các vị khoa bảng nhà mình.

Lúc ở Hội An, Chu thuê nhà chung với ba người Nhật. Chủ nhà là Gombê (Quyền binh vệ), cũng là người Nhật. Sáng sớm trước khi bị dẫn ra Dinh Cát, Chu tắm gội sạch sẽ, rồi căn dặn cặn kẽ người nhà phải làm gì khi trong trường hợp bị giết mà không về lại Hội An. Khi từ Dinh Cát về lại Hội An thì đồ đạc trong phòng Chu bị kẻ trộm vào lấy sạch, không còn gì cả. Trong khi hàng xóm láng giềng ai cũng đinh ninh chủ nhà là thủ phạm, Chu vẫn một mực không chút tỏ ý nghi kỵ Gombê. Sau khi điều tra biết Gombê là người vô tội, lúc bấy giờ hàng xóm mới khen Chu không phải là người tầm thường.

Sau đó đến ngày 19 tháng 2, Chu được thư của Chúa mời Chu ra giúp, Nhưng đối với Chu, lúc này thì đã cạn tàu ráo máng nên Chu đã từ chối lời mời của chúa Nguyễn.

An Nam cung dịch kỷ sự là một sử liệu độc đáo trên nhiều mặt. Thêm vào đó, Chu đã từng cư ngụ ở đất Thuận-Quảng nhiều lần trong khoảng 12 năm từ năm 1646 cho đến năm 1658. Bởi thế, lối quan sát và nhận định của Chu về tình hình học thuật, xã hội và chính trị của Đàng Trong, cũng như những điều Chu nhận xét về một số nhân vật mà Chu đã từng tiếp xúc trong thời gian bị câu lưu mang nét sống động của một người có óc quan sát chứ không phải là những lời bình phẩm chung chung của một khách bàng quan.

Người đọc không nhất thiết sẽ đồng ý với tất cả những nhận xét của Chu. Thậm chí, một vài nhận xét của Chu có thể làm độc giả người Việt không mấy hài lòng. Chu là một nhà trí thức tuy khá am tường về Việt Nam nhưng ưu tiên của Chu là “bài Thanh phục Minh”, khác với hoài bão với những người Việt trên bước đường Nam tiến. Tuy nhiên, ý nghĩa của An Nam cung dịch kỷ sự là tập ký sự này cho ta một bức tranh về tình hình Đàng Trong vào thế kỷ XVII với một số nét chấm phá mới mẻ. Chính vì thế, việc phân tích và đánh giá An Nam cung dịch kỷ sự không phải đơn giản, đòi hỏi người đọc có thái độ muốn bình tâm tìm hiểu một cách khách quan về những nhận xét của Chu trong thời gian bị quản thúc ở Hội An và Thuận Hóa.

Ngoài ra, qua tập ký sự của Chu Thuấn Thủy, chúng ta có thể tìm thấy những thông tin bổ ích khác về tình hình Đàng Trong giữa thế kỷ XVII. Chẳng hạn về ngôn ngữ, về cộng đồng người Hoa và người Nhật ở Hội An, tình hình học thuật, thư mục những sách chữ Hán ở Đàng Trong lúc bấy giờ, tình trạng thích bói toán, khuynh hướng chuộng bằng cấp hư danh, đánh giá người theo khả năng làm thơ phú chứ không chú trọng đến thực học.

Nhìn trên quan điểm về nghi thức ngoại giao, những khác biệt về nhãn quan và ngộ nhận về lập trường giữa Chu và các quan sai trong phủ chúa Nguyễn là một trường hợp độc đáo cần được nghiên cứu và thảo luận kỹ càng hơn. Về điểm này, trong phần kết luận của bài giới thiệu về Chu Thuấn Thủy khoảng hơn nửa thế kỷ trước, học giả Quán Chi Đào Trinh Nhất đã đưa ra nhận xét chí lý như sau:

“[... Người nước ta] tiếc một ông thầy chân nho đến ở nhà mình 12 năm ròng rã, mà nhà nho mình thuở ấy không ai biết lợi dụng khải phát được điều gì, để cho ông thầy đâm chán, đem theo cái đạo học cao xa đi xứ khác mất. Cứ xem bọn nhà nho nước Nhật ở thế kỷ XVII tôn sùng họ Chu rồi sau mới biết Khổng học một cách khác hơn”.

Khuynh hướng kỳ thị trong việc sử dụng nhân tài nước ngoài - không những của chúa Nguyễn mà của các triều đại Việt Nam nói chung - đều biểu hiện một thái độ đa nghi co mình lại. Bài học lịch sử này vẫn còn đáng được cho chúng ta ngày nay suy ngẫm.

Người dịch đã được xem 3 ấn bản An Nam cung dịch kỷ sự. (1) ấn bản trong Chu Thuấn Thủy toàn tập (tập Thượng) do Chu Khiêm Chi chỉnh lý (Trung Hoa Thư cục, Bắc Kinh, 1981); (2) ấn bản trong Chu Thuấn Thủy toàn tập (quyển 1) do Dương Gia Lạc chủ biên (Thế giới Thư cục, Đài Bắc, 1956); (3) ấn bản do Trần Kinh Hòa hiệu đính và in lại trong bài “Chu Thuấn Thủy ‘An Nam cung dịch kỷ sự’ tiên chú” đăng trong tập san Hương Cảng Trung văn Đại học Trung Quốc Văn hóa Nghiên cứu sở Học báo (1968).

An Nam cung dịch kỷ sự khi dịch đã chủ yếu dựa trên ấn bản (1), đồng thời tham khảo các ấn bản (2) và (3). Khoảng hơn 90% những chú thích trong bản dịch quốc ngữ là do sự tra khảo của người dịch.

***

Sử liệu Trung Quốc và Nhật Bản cho biết trước khi sang Nhật định cư vào năm 1658, Chu Thuấn Thủy đã nhiều lần theo tàu buôn đến Việt Nam. Trong khoảng thời gian ở nước ta, không những sở học của Chu chẳng có ai nhận chân được giá trị, thậm chí có lúc Chu còn bị quản thúc và suýt mất mạng. Chắc hắn vì thế nên Chu đã từ giã Việt Nam để sang định cư ở Nhật với tư cách là một học giả về Nho học. Trước khi rời Việt Nam, Chu có viết một ký sự về khoảng thời gian bị câu lưu và phục dịch cho phủ chúa Nguyễn ở đất Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam). Tập ký sự này được viết vào năm 1657 và mang tên An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự phục dịch ở An Nam). Sau khi sang Nhật, Chu được nhiều người mến mộ tài năng nên đã có dịp thi thổ sở học của mình và đóng góp lớn vào việc nghiên cứu, phát triển Nho học trong nước Nhật lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, ở Trung Quốc và Nhật Bản, tên tuổi của Chu còn được nhắc nhở đến khá nhiều, trong lúc đó ở Việt Nam không mấy ai biết đến. Trên thực tế, cùng với tập Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán và cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621 của Christoforo Borri, An Nam cung dịch kỷ sự là một sử liệu độc đáo cung cấp cho ta nhiều thông tin bổ ích về tình hình ở đất Thuận Quảng nói riêng cũng như Đàng Trong nói chung vào thế kỷ XVII.

dtBOOKS

CÔNG TY TNHH SÁCH DÂN TRÍ

ĐC: 11C Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP. HCM

VPGD: 65 Hồ Văn Huê. P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

ĐT: (028) 62751674-62784851

Ký sự phục dịch ở An Nam

ISBN: 978-604-956-373-7

9786049 563737

8 935207 001449

Giá: 74.000₫

www.dtbooks.com.vn

***

Vài nhận xét về An Nam cung dịch kỷ sự

An Nam cung dịch kỷ sự là một sử liệu độc đáo trên nhiều mặt. Tác giả Chu Thuấn Thủy là một học giả có tầm cỡ, lại có nhãn quan của một người có chí kinh luân hằng ấp ủ mộng “bài Thanh phục Minh”. Thêm vào đó, Chu đã từng cư ngụ ở đất Thuận - Quảng nhiều lần trong khoảng 12 năm từ năm 1646 cho đến năm 1658. Bởi thế, lối quan sát và nhận định của Chu về tình hình học thuật, xã hội và chính trị của Đàng Trong, cũng như những điều Chu nhận xét về một số nhân vật mà Chu đã từng tiếp xúc trong thời gian bị câu lưu mang nét sống động của một người có óc quan sát chứ không phải là những lời bình phẩm chung chung của một khách bàng quan.

Người đọc không nhất thiết sẽ đồng ý với tất cả những nhận xét của Chu. Thậm chí, một vài nhận xét của Chu có thể làm độc giả người Việt không mấy hài lòng. Chu là một nhà trí thức tuy khá am tường về Việt Nam nhưng ưu tiên của Chu là “bài Thanh phục Minh”, khác với hoài bão với những người Việt trên bước đường Nam tiến. Tuy nhiên, ý nghĩa của An Nam cung dịch kỷ sự là tập ký sự này cho ta một bức tranh về tình hình Đàng Trong vào thế kỷ XVII với một số nét chấm phá mới mẻ. Chính vì thế, việc phân tích và đánh giá An Nam cung dịch kỷ sự không phải đơn giản, đòi hỏi người đọc có thái độ muốn bình tâm tìm hiểu một cách khách quan về những nhận xét của Chu trong thời gian bị quản thúc ở Hội An và Thuận Hóa.

Với tư cách là “trưng sĩ”, Chu trên thực tế là một trí thức hàng đầu của nhà Minh. Tuy sang Việt Nam lánh nạn, Chu không những là một di thần của nhà Minh mà còn là một trí thức tiêu biểu trong vận động “bài Thanh phục Minh” ở Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Theo trật tự Đông Á trước thời cận đại với Trung Quốc là trung tâm, chỉ có người trị vì ở Trung Quốc mới được xưng là “hoàng đế”, còn vua của các nước trên vòng ngoại vi của Trung Quốc như Việt Nam, Triều Tiên chỉ được xưng hay gọi là “vương” (trên nguyên tắc phải được hoàng đế Trung Quốc sắc phong) trong các quan hệ chính thức với Trung Quốc. Chu xem mình nếu đã là “trưng sĩ”, là “tôi” của “hoàng đế” Trung Quốc, thì không thể lạy vua An Nam - một nước mà theo “trật tự thế giới của Trung Quốc” chỉ là một phiên quốc. Chu cho rằng việc bắt Chu lạy là trái với “lễ nghi” trong quan hệ sắc phong và triều cống giữa Trung Quốc với các nước “phên giậu” láng giềng. Trong tập ký sự, Chu nhắc đi nhắc lại chữ “lễ” nhiều lần chính vì Chu muốn nhấn mạnh điểm này. Trong khi đó, các quan sai của phủ chúa Nguyễn khi thấy Chu không chịu lạy vị chúa của mình đã cho rằng Chu đã “cậy thế Trung Quốc là nước lớn” nên không chịu lạy. Ngày trước, khi những sứ thần của Trung Quốc chính thức sang thăm viếng Việt Nam, vì các nghi lễ tiếp đón đã quy định sẵn nên có lẽ không mấy khi xảy ra những trường hợp phức tạp như thế này. Tuy nhiên, khi Chu trình diện với chúa Nguyễn, vấn đề nghi lễ trở nên gay cấn đến cực độ, bởi lẽ trong khi phủ chúa Nguyễn chỉ xem Chu như một người “biết chữ” (thức tự) có thể tuyển mộ để giúp về việc thảo văn thư chữ Hán, Chu lại tự coi mình như là một trí thức đại diện của phong trào phục Minh. Vì đứng trên lập trường đó nên Chu đã xem nhiệm vụ hàng đầu của chúa Nguyễn là phải giúp Chu trong nỗ lực khôi phục nhà Minh, trong khi mối quan tâm trước mắt của chúa Nguyễn - như chúng ta đã biết - là một mặt tiếp tục cuộc tranh hùng dai dẳng với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, một mặt mở mang bờ cõi ở phương Nam.

Nhìn trên quan điểm về nghi thức ngoại giao, những khác biệt về nhãn quan và ngộ nhận về lập trường giữa Chu và các quan sai trong phủ chúa Nguyễn là một trường hợp độc đáo cần được nghiên cứu và thảo luận kỹ càng hơn. Có điều khá rõ ràng là khi sang Nhật, không những Chu đã không bị bắt lạy mà còn được trọng vọng, Mitsukuni đã tiếp Chu như một quốc sư. Trong một bức thư gửi về Trung Quốc, Chu đã viết về Mitsukuni như sau: “Ông đầy đức độ và lòng dũng cảm, thông minh, và có văn hóa cao. Ông không ngần ngại theo lời khuyên của kẻ dưới… Giá có một vị chúa như vậy ở Trung Quốc, với sự giúp đỡ của những người có tài năng, ông ta có thể xây dựng một xã hội hòa hợp và thanh bình không mấy khó khăn”[13]. Tìm được đất dụng võ, Chu quyết định ở lại Nhật suốt hơn hai mươi năm cho đến lúc tạ thế để truyền bá Nho học. Về điểm này, trong phần kết luận của bài giới thiệu về Chu Thuấn Thủy khoảng hơn nửa thế kỷ trước, học giả Quán Chi Đào Trinh Nhất đã đưa ra nhận xét chí lý như sau:

“[… Người nước ta] tiếc một ông thầy chân nho đến ở nhà mình 12 năm ròng rã, mà nhà nho mình thuở ấy không ai biết lợi dụng khải phát được điều gì, để cho ông thầy đâm chán, đem theo cái đạo học cao xa đi xứ khác mất. Cứ xem bọn nhà nho nước Nhật ở thế kỷ XVII tôn sùng họ Chu rồi sau mới biết Khổng học một cách khác hơn”[14].

Ngoài ra, qua tập ký sự của Chu Thuấn Thủy, chúng ta có thể tìm thấy những thông tin bổ ích khác về tình hình Đàng Trong giữa thế kỷ XVII. Chẳng hạn về ngôn ngữ, Chu cho biết một số cách xưng hô trong phủ Chúa mà từ trước đến nay không thấy ghi lại trong các tư liệu Việt Nam. Dựa theo các chú thích về cả hai mặt nghĩa và âm của tác giả, ta biết chúa Nguyễn tự xưng là tau (tức là tao) khi nói chuyện với quần thần; hoặc giả chữ mi (tức là mày) cũng là cách gọi phổ biến của người trên với người dưới, không những trong dân gian mà cả trong phủ Chúa.

Chu còn cho chúng ta thấy đôi nét về cộng đồng người Hoa và người Nhật ở Hội An, tình hình học thuật, thư mục những sách chữ Hán ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Tập ký sự của Chu còn đề cập đến tình trạng thích bói toán, khuynh hướng chuộng bằng cấp hư danh, đánh giá người theo khả năng làm thơ phú chứ không chú trọng đến thực học trong phủ Chúa lúc bấy giờ[15]. Điều này khác hẳn thái độ của chúa Sãi khi thu dụng Đào Duy Từ chỉ mới cách đấy có hai đời chúa.

Khuynh hướng kỳ thị trong việc sử dụng nhân tài nước ngoài - không những của chúa Nguyễn mà của các triều đại Việt Nam nói chung - đều biểu hiện một thái độ đa nghi co mình lại. Chính vì thiếu ý thức tuyển dụng và nung đúc nhân tài nhằm xây dựng một nền thịnh trị lâu dài cho đất nước, nên một nhân vật có tầm cỡ như Chu Thuấn Thủy vẫn không tìm được đất dụng võ ở Việt Nam, phải đợi cho đến khi họ Chu sang Nhật mới có thể phát huy được sở học và tài năng của mình. Bài học lịch sử này vẫn còn đáng được cho chúng ta ngày nay suy ngẫm.

Mời các bạn đón đọc Ký Sự Phục Dịch Ở An Nam của tác giả Chu Thuấn Thủy & Vĩnh Sính (dịch).

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000