Mạc Can Truyện Ngắn Chọn Lọc gồm có:
- Điện Thoại Khẩn Cấp
- Cõi Tạm
- Người Đưa Thư Vui Tính
- Những Bức Tường Biết Nói
- Xe Đêm
- Khẩu Thuật
- Con Cua Màu Rêu
- Mổ Heo
- Ai Đi Tìm Tượng Thần Mỹ Nữ
- Người Nói Tiếng Bồ Câu
- Tờ 100 Đô La Âm Phủ
- Và. Những Hạt Cát Vẫn Tìm Nhau
Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nền văn học Việt Nam: Trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương đau đớn đối với con người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con người - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chương dân tộc đã có từ xa xưa, qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, qua Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao và rất nhiều nhà nghệ sĩ tên tuổi khác. Trong một bối cảnh xã hội có nhiều rạn nứt và đổ vỡ như xã hội hiện đại hôm nay, chỉ có các giá trị nhân văn cổ điển mới có khả năng cứu vãn thế giới. Các giá trị nhân văn cổ điển lành tính sẽ xoa dịu, sẽ hàn rịt lại những tổn thương tinh thần to lớn của con người hiện đại. Tôi tin tưởng điều đó. Thành công của Tấm ván phóng dao chẳng phải là một minh chứng đầy sức thuyết phục đó sao! Tác phẩm làm ấm lòng những người kỳ vọng vào nền tiểu thuyết Việt Nam hôm nay.
***
Mạc Can tên thật là Lê Trung Can, sinh năm 1945, trong một gia đình nghèo, lại đông anh em. Các anh em ông mỗi người mỗi cảnh, vất vả mưu sinh bằng trăm thứ nghề và người nào cũng nghèo rớt. Ông là một nghệ sỹ, nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng là một nghệ sỹ đa tài, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như đóng hài, đóng phim, biểu diễn ảo thuật và viết văn.
Tháng 3/2011, “nhà văn trẻ” Mạc Can trở về Sài Gòn sau gần 2 năm sống ở Mỹ để lấy cảm hứng viết cuốn sách dạng hồi ký mang tên Nhớ (NXB Trẻ và Tủ sách Tuổi trẻ ấn hành). Có thông tin cho biết, khoảng đầu năm 1980, có một đoàn làm phim của Nhật đến Sài Gòn ghi hình. Mạc Can được mời vào vai người đi chợ để giới thiệu các sản vật Việt Nam. Khởi đầu sự nghiệp viết văn ở tuổi 60 bằng tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao”, cứ ngỡ Mạc Can chỉ ghé qua khu vườn văn chương thoáng chốc rồi đi. Thế nhưng 9 năm qua, ông đã lần lượt cho ra đời nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn được bạn đọc yêu thích. Ông được giải của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005, ông cũng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM.
***
Tác phẩm tiêu biểu:
Truyện, tập truyện:
Tiểu thuyết:
Tạp bút:
***
Tiếng chuông điện thoại reo lên làm cho ông Hề giật mình. Ông đã đứng tuổi, tim hơi yếu, cái nghề hát xướng phải tập trung hoài làm cho suy tim, thường ngày ông vẫn hay giật mình khi... vợ ông la mấy đứa cháu và khi điện thoại nhà ông reo. Phải chi tiếng điện thoại nhỏ hơn hoặc có nhạc.
- A lô.
Ông Hề nói, bên kia đầu dây là tiếng khóc nức nờ của một người đàn bà.
- A lô.
Ông Hề già lại nói nhưng bên kia vẫn là tiếng khóc nghẹn. Lạ chưa? Ai kêu điện thoại cho mình mà lại khóc, từ lâu ông già làm hề này đã hết sức tránh cho mình những điều phiền toái. Tới sân khấu hài, các nhóm tranh nhau, ông tìm một chỗ vắng ngồi chờ, khi ra sân khấu ông tiết chế cợt đùa vừa phải, vì vậy nhóm ông ít sô hơn, ông không gây thù chuốc oán với ai, câu cửa miệng của ông vẫn là: Một câu nhịn chín câu lành.
- A lô
Ông Hề lại “A lô” mặc dù cũng như nhiều người khác ông chẳng hiểu “A lô” nghĩa là gì khi người ta kêu điện thoại, sao lại không nói là “chào nha”. Lần này bên kia là giọng nói trong tiếng khóc của đàn bà:
- Dạ cháu xin nói chuyện với ông Hề.
- Dạ thưa tôi là Hề đây, sao cô biết tên trong nhà của tôi?
-Con xin lỗi, con hỏi thăm.
- Không có chi, không có chi.
- Con, cháu đang gặp rắc rối, trong cuốn sổ điện thoại của chồng con có ghi số điện thoại nhà ông. Con không biết kêu ai bây giờ, ông ơi con nhờ ông giúp con một chuyện, ông ơi chồng con có vợ bé!
Bà Hề ngồi đút cơm cho thằng cháu nội nghe lạ hỏi:
- Chạy “sô” hả ông?
...
Mời các bạn đón đọc
Mạc Can Truyện Ngắn Chọn Lọc của tác giả
Mạc Can.