Xuân Thu – Chiến Thực được xem là giai đoạn phát triển nhất của tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, khi xuất hiện rất nhiều nhà tư tưởng vĩ đại. Lịch sử gọi đây là thời kỳ “Bách Gia Tranh Minh” hay “Bách gia chư tử”. Mở đầu cho thời kỳ này là sự gia đời của Nho Gia do Đức Khổng Tử khai sáng, những tư tưởng triết lý này đã được Mạnh Tử thừa kế và phát triển thêm giúp hoàn thiện hệ tư tưởng, học thuyết của trường phái này. Cũng nhờ đóng góp to lớn này, Mạnh Tử được người đời xưng với danh “Á Thánh” trong Nho Giáo. Cuốn sách Mạnh Tử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ tư tưởng cùng những giá trị triết lý nhân sinh mà ông để lại cho nhân thế.
Mạnh Tử là ai?
Cuộc đời/ tiểu sử của Mạnh Tử
Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương. Ông là hậu duệ của Mạnh Tôn, thuộc dòng dõi Lỗ công; tuy nhiên, vì đã di cư sang xứ Châu (nước nhỏ phụ thuộc vào Lỗ), nên có thể coi như ông là người Châu.
Mạnh tử được người đời biết đến là nhà tư tưởng, nhà triết học xuất sắc của thời Chiến Quốc.Ông là đại biểu xuất sắc của Nho giáo trong thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn cùng với các trường phái như Pháp gia, Nho gia, Du thuyết, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh).
Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển thêm hệ thống tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng: “con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện”. Quan điểm, tư tưởng này hoàn toàn đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng: “nhân chi sơ bản tính ác”. Sở dĩ Mạnh Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng Khổng giáo cũng bởi phần lý do thời niên thiếu ông từng làm môn sinh của Khổng Cấp (Tử Tư) cháu nội của Khổng Tử. Trong cuốn sách Mạnh Tử, đã làm nổi bật nên quan điểm về tính thiện của con người. Ông dùng chủ trương “nhân, nghĩa, lễ, trí” để giáo dục con người, chúng đem đến rất nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Tư tưởng của Mạnh Tử
Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có “Hạo nhiên chính khí”, cần “Lấy Đức thu phục người khác”, “Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào”. Ông cho rằng, “Thiện” và “Đức” là bản tính ban đầu của con người, và để trở thành người có lý niệm con người phải có “lòng trắc ẩn, thuộc về lòng nhân từ; sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí; tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi; tâm thị phi, thuộc về trí tuệ”.
Trong suốt cuộc đời của mình, Mạnh Tử đã đi rất nhiều nước chư hầu (nước Tề, nước Đằng, nước Ngụy,…) để truyền bá tư tưởng của mình, nhưng trong thời thế loạn lạc, những tư tưởng này đều không được trọng dụng. Những năm cuối đời ông viết sách và dạy học. Sách Mạnh Tử làm nổi bật nên tư tưởng Nho giáo và có giá trị rất lớn đối với đời sống con người, văn hóa và xã hội.
Những triết lý, nhân sinh quan học hỏi được từ Mạnh Tử
Triết lý nhân sinh quan của Mạnh Tử là “thuyết tính thiện”, đây là một trong những học thuyết được đánh giá rất cao khi chúng đem đến những hệ giá trị tiêu biểu và tính hệ thống, hoàn thiện cao khi xoay quanh vũ trụ con người. Mạnh Tử đã chỉ ra ba nguồn gốc căn bản của tính thiện con người: “tứ đoan bao gồm lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi; những quan năng của con người và tâm do trời phú.” Trên cơ sở kế thừa và phát triển học thuyết của Khổng Tử, Mạnh tử đã khái quát bốn đức lớn biểu hiện tính thiện của con người là “nhân, nghĩa, lễ, trí”. và cho đến nay, học thuyết về tính thiện này vẫn còn giá trị rất lớn đối với đời sống xã hội hiện đại giúp bồi dưỡng đức tính của con người, xây dựng một xã hội một cộng đồng phát triển
***
Trong di sản đồ sộ của Nguyễn Hiến Lê thì có rất nhiều tác phẩm họ không chịu in lại - chắc vì khó đến được số đông. Nguyễn Hiến Lê dành toàn bộ năm tháng cuối đời để viết về “Bách gia chư tử” và nhiều cuốn sau khi in lần đầu vào năm 1993 chưa bao giờ in lại cả. Nay được tái bản, nhiều bạn quan tâm sẽ lần đầu được tiếp cận.
Tuyển tập viết về câc tác gia Triết học tiên Tần của Nguyễn Hiến Lê, Bách Gia Tranh Minh gồm có: