DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác

Tác giả Nguyễn Công Khanh Nguyễn Minh Đức
Bộ sách
Thể loại Tâm Lý Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 11435
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Nguyễn Công Khanh Nguyễn Minh Đức Trương Thị Đệ Tâm Lý Học Self Help
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Cuộc sống chúng ta ngày nay thật phong phú và tinh tế, đặc biệt là trong mối quan hệ con người với nhau, từ với người thân trong gia đình, bạn bè, anh em, đồng chí xung quanh ta mà hằng ngày ta cùng chung sống và giao tiếp… Có hiểu tâm lý con người thì ta mới có cách ứng xử tốt hơn và có hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công việc. Vậy làm thế nào để hiểu tâm lý người khác, để được nhiều người yêu mến, kể cả việc giúp ta “chinh phục được những người bạn khác giới mà ta hằng yêu quý…

 Và rồi các bạn sẽ tìm thấy bóng dáng của mình, những diễn biến tâm lý thường gặp ở tuổi yêu-tuổi trẻ. Làm thế nào để hiểu mình, hiểu người mình yêu để làm chủ các tình huống tâm lý nhằm giữ gìn tình yêu mà mình mất bao công tìm kiếm?
 
Chúng tôi mong nhận được những trao đổi, góp ý của bạn đọc xa gần. Thư xin gửi về Nhà xuất bản Thanh Niên - 62 Bà Triệu, Hà Nội.

Nhà Xuất Bản Thanh Niên

***

Trong thời đại của chúng ta, tâm lý học đã trở thành một khoa học cơ bản và đồng thời cũng là một khoa học ứng dụng. Cùng với tâm lý học khoa học, cũng tồn tại một tâm lý học của đời sống thường ngày bao gồm những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm tiền khoa học về nhận thức của con người, thông tin, điều chỉnh, đánh giá, dung hoà hành vi con người..được mệnh danh là “tâm lý học PỐP”. Đó là “tâm lý học ứng xử”, “tâm lý học đơn giản”, “tâm lý học phi hàn lâm” dành cho đông đảo quần chúng. Người ta sử dụng “tâm lý học PỐP” trong đời sống thường ngày như những lời khuyên, tư vấn, như những lời giải đáp, những giải pháp đối với những vướng mắc khó khăn trong cuộc sống. Đó là bộ phận cần thiết trong sinh hoạt tinh thần của xã hội, như những bài viết hay tên sách: Làm thế nào để ứng phó thành công với stress? Làm thế nào để thành đạt trong cuộc đời? Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi người. Bài toán cuộc đời, Rèn luyện tinh thần, để phụ nữ đừng cô đơn, chữa bệnh bằng tinh thần… Chúng ta không nên đối lập giữa một bên là tâm lý học khoa học và một bên là tâm lý học đời thường, mà ngược lại cần ủng hộ để đưa những tri thức khoa học tâm lý vào đời sống, biến chúng thành những tri thức ứng dụng làm công cụ ứng xử trong cuộc sống thường ngày.

Với mục đích cung cấp những tri thức tâm lý học ứng dụng phi hàn lâm, cuốn sách Nghệ thuật hiểu thấu tâm lý người khác đã qua 3 lần tái bản và được đông đảo bạn đọc trẻ đón nhận nhiệt thành. Lần tái bản thứ 4 này, chúng tôi có bổ sung, sửa chữa và mong nhận được những ý kiến trao đổi góp ý của bạn đọc

Tác giả
T.S Nguyễn Công Khanh
Th.S Nguyễn Minh Đức

***

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU TÂM LÝ CỦA NGƯỜI KHÁC?

 

 

 
 

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong một cuốn sách bàn về nghệ thuật chọn tướng luận rằng: “ Người tướng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người thì người đó là người tướng vô địch”.

 
 

Khoa học ngày nay có thể giúp bạn hiểu dễ dàng hiểu được ngày mai thời tiết thế nào, độ ẩm không khí là bao nhiêu, vùng đất nào có độ phì nhiều hay ít, nhưng có lẽ quyền lực của khoa học còn quá mong manh khi trả lời những câu hỏi: “Liệu lời mời của tôi có được cô ta chấp nhận không?” “ Tại sao anh ta lại có ác cảm với tôi?” “ Tại sao cô ta lại hay thất hứa?” “ Con người này có thể tin được hay không…?”

 
 

Thế giới tâm lý của con người hiện tại và có lẽ mãi về sau này, vẫn còn đầy những bí ẩn. Hiểu biết của con người về chính mình bao nhiêu nữa là đủ?

 
 

 

 
 

*Con người ai cũng thích được giao tiếp với người khác

 
 

Một em bé 8 tháng tuổi, chưa biết thế nào là ý thức xã hội, tính giai cấp, nhưng chắc em bé sẽ mỉm cười nếu mẹ nó “ nói chuyện” với nó. Một cụ già đang loay hoay với chậu cây cảnh, tưởng chừng như trên đời không có gì thú hơn, vậy mà nếu bạn thử lân la hỏi chuyện về cây cảnh xem, cụ sẵn sàng nói chuyện với bạn cả buổi, sẵn sàng tiếp bạn chè ngon, thuốc thơm…

 
 

Nhu cầu giao tiếp với người khác là nhu cầu thường trực của mỗi người. Nhu cầu này biểu hiện dưới nhiều hình thức: gắn bó, quan tâm, tin cậy, yêu thương…và biểu hiện rất khác nhau ở từng lứa tuổi. Không phải chỉ có các em bé mới thích rủ nhau đi chơi, các bạn thanh niên cũng rất thích tụ hội. hằng năm thanh niên rất thích đi dự hội ở các đền chùa. Tại sao họ không chọn thời điểm không có một ai đến thăm để đi, nếu họ chỉ có nhu cầu ngắm cảnh. Còn đối với các cụ già, có lẽ không gì vui bằng được ngồi bên bàn trà, có ly rượu, chuyện phiếm về một thời quá khứ…

 
 

Vì bản chất con người là rất thích giao tiếp với người khác nên có lẽ cái sợ nhất của con người là nỗi cô đơn. Căn bệnh HIV-AIDS đang được coi là thảm hoạ của nhân loại hiện nay, nhưng chúng ta hy vọng một ngày không xa có thể tìm ra loại thuốc đặc trị, và nếu bạn biết cách cắt đứt các con đường lây lan thì yên tâm, không bao giờ bị mắc cả. Còn căn bệnh cô đơn muốn ngăn chặn nó thật không dễ dàng. Nỗi cô đơn luôn tồn tại trong mỗi con người, nó trường tồn cùng với con người, gặm nhắm dần sinh lực của bạn. Say sưa làm việc tưởng quên hết mọi thứ trên đời như nhà triết học Herbert Spencer, vậy mà vài ngày trước khi mất, ông ôm trên đùi một chồng 18 cuốn “ Triết học tổng hợp” cảm thấy nó nặng và lạnh quá bởi nỗi cô đơn bao trùm quanh ông…

 
 

Không phải ngẫu nhiên mà những con số thống kê cho thấy số người tự tử hằng năm ở nhiều nước( đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển ) lớn hơn bất cứ số tử vong vì căn bệnh hiểm nghèo nào khác…

 
 

Do vậy mà hiểu và biết cách làm cho người khác thoả mãn nhu cầu giao tiếp, nói về những cái mà họ thích là bí quyết đầu tiên của phép xử thế.

 
 

Phần đông chúng ta biết điều đó, nhưng khi hành động, khi vào cuộc, chúng ta chỉ nghĩ đến điều mình muốn, chỉ nói điều mình thích.

 
 

*Nhu cầu thích được người khác quan tâm, thích được khen là nhu cầu thường trực của mỗi người

 
 

Alfred Adler, triết gia trứ danh, viết cuốn sách rất hay, đề là chân nghĩa cuộc đời, trong đó ông nói: “ Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều khó khăn nhất trong đời mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó”. Có lẽ tất cả những ai yêu Đắc nhân tâm đều coi đây là một câu “thần chú”. Nếu bạn hiểu hết ý nghĩa câu nói đó và luôn tìm mọi cách hành động như thế, thì chắc bạn đã nắm được bí quyết lớn nhất trong thuật xử thế. Dĩ nhiên sự quan tâm đến người khác tuỳ hoàn cảnh, tuỳ mức độ thân tình mà cách thể hiện rất đa dạng, mỗi tính cách, mỗi cá tính lại cần những mức độ, hình thức quan tâm khác nhau. Nhưng sự quan tâm đó thực sự chỉ gây thiện cảm ở người khác khi nó hoá thân từ tấm lòng tốt, chân thực, không mang mục đích tìm cách lợi dụng. Bạn thấy ai đó tự nhiên buồn, hay có khó khăn, bạn tìm cách gợi chuyện, hỏi han, chia sẻ những xúc cảm với họ, ngỏ ý giúp họ; một người đang cần cái gì đó mà bạn có hoặc bạn đã biết, bạn giúp một cách tự nhiên…Nếu làm được như vậy thì trong cuộc hành trình đến tương lai, bạn bớt đi được rất nhiều trở ngại và thêm được những người bạn tốt.

 
 

Trong cái vòng trầm luân của cuộc đời có bốn cái “ cạm bẫy” lớn nhất mà đời thường hay mắc:

 
 

-          Bả lợi

 
 

-          Bả danh vọng, quyền lực

 
 

-          Bả ái tình.

 
 

-          Đam mê sở thích không lành mạnh (cờ bạc, nghiện hút…)

 
 

Nhiều người cho rằng muốn làm được việc lớn cần phải dứt bỏ nó. Thương ôi, chính thần Dớt-chúa tể của các thần-ngự trị ở đỉnh núi Ô-lem-pơ, quyền lực vô biên là thế, vậy mà cũng bao phen khốn đốn dưới bàn tay của nữ thần Ái tình.

 
 

Một vị hoà thượng chán ghét đời thường đua chen, đã bỏ lên núi tu tiên, tự cho mình là thoát tục, bỏ được tính tham lam vốn có ở con người. Một hôm vị Hoà thượng đó nói với đệ tử: “Người đời vốn đầy tính tham lam, kẻ hám lợi, người hám danh, họ chỉ thích những lời khen. Ngay cả những bậc ẩn sỹ, những bậc tu hành cũng mong được người ta biết đến mình, họ muốn giảng kinh, thuyết pháp trước đám đông chứ không muốn ở ẩn trong một cái am nhỏ mà đàm đạo với đệ tử như chúng mình lúc này đây”. Đệ tử đó đáp: “ Bạch Thầy, quả thực Thầy là bậc duy nhất tuyệt được lòng hám danh ở đời”. Và vị Hoà thượng đó vuốt râu, rung đùi, mỉm cười…

 
 

* Con người ai cũng yêu thích cái đẹp

 
 

 Đô-xtôi-ep-xki nói rằng: “Cái đẹp đã cứu vớt thế giới”. Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tới sự hoàn thiện thần thánh (chính là của chính mình), con người luôn hướng tới cái đẹp. Ai cũng thích mình đẹp trong con mắt của mọi người, thích làm cho mọi người xung quanh mình đẹp lên. Người xưa chế ra một cái cung với chức năng để săn bắn, chắc chỉ mất một vài ngày, vì chỉ cần một sợi dây căng ngang, một nhành cây uốn cong…, nhưng để làm đẹp cho cây cung đó, người ta phải mất hàng tháng, nào chạm trổ, nào nạm vàng, nạm ngọc…Biết được đặc trưng tâm lý này của con người bạn có thể tự rút cho mình biết bao nhiêu quy tắc xử thế. Nhưng xin bạn hãy nhớ, một ngày nào bạn không còn say sưa đi tìm cái đẹp thực sự cho chính mình (từ vẻ đẹp hình thức, đẹp trong cả cử chỉ, phong cách sống..) ngày đó bất hạnh đang chờ sẵn bạn.

 
 

* Con người ai cũng tò mò, thích của lạ, thích những cái gì mà mình không có, có một rồi lại muốn có hai

 
 

Phải chăng truyền thuyết xưa kể rằng, chàng A đam vì ăn phải trái cấm và bị đày xuống trần gian là không có lý? Vì tính tò mò, thích khám phá của con người mà nhân loại mới đạt được đến trình độ như ngày nay.. và tất nhiên vì quá tò mò mà nhiều bạn trẻ phải trả giá.

 
 

Cuối thế kỷ 18 nhà nông nghiệp kiêm kinh tế học người Pháp là Ăng-toan Pac-măng-chiê có một thời gian bị giam ở Đức, ông biết rõ giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây. Khi về nước, ông ra sức thuyết phục Hoàng đế Pháp nhưng ông gặp phải sự chống đối mãnh liệt của giới tăng lữ và y học. Đấu lý không được, ông dùng thủ thuật tâm lý. Ông xin nhà vua cho trồng thử nghiệm ở đất Xablông, xin một đội lính ngự lâm mặc lễ phục uy nghi suốt ngày canh gác, cấm ngặt nông dân không được lai vãng đến đó. Rồi như vô tình,tiết lộ một vài ưu điểm tuyệt vời của giống cây quý dành cho vua và ban đêm canh gác sơ hở. Tình huống úp mở lập tức gây sự tò mò của dân chúng và có tác dụng ngay, họ rủ nhau vào lấy trộm…, chỉ sau khoảng một năm, giống khoai đó đã được nhân rộng ra khắp vùng.

 
 

Thành công bước đầu để khai sinh Câu lạc bộ tâm lý, chúng tôi cũng sử dụng thủ thuật đó. Biết thanh niên ai cũng có nhu cầu muốn được học cách giao tiếp ứng xử, ai cũng có nhu cầu kết bạn, tìm bạn, nhưng các bạn trẻ- đặc biệt là ở khu vực phía Bắc- không dám nói ra…Bằng những tấm cardvisit in đẹp, nội dung hấp dẫn, hợp tâm lý tuổi trẻ…,việc tuyên truyền theo kiểu rỉ tai thật có kết quả. Buổi khai mạc thành công ngoài dự kiến.

 
 

Cả bạn và tôi cũng như bao người khác chỉ có thể hấp dẫn mọi người, bạn bè, khi trong mình luôn có một cái gì đó để người khác muốn biết, muốn khám phá.

 
 

*Con người còn là một sinh linh sống bằng biểu tượng và yêu thích kỷ niệm.

 
 

Một cây bút, một chiếc khăn tay.. thật chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng nếu là kỷ niệm của người yêu tặng, kỷ niệm của một thời chiến trường thì thật là vô giá. Trước đây tôi thường hay thắc: Tại sao một bức tranh phát hoạ nguyên bản của một hoạ sĩ tài danh nào đó lại bắc giá cao đến hàng triệu đô-la trong khi kỹ thuật hiện đại cho phép người ta có thể copy nguyên xi cơ mà…? Tại sao các nhà tâm lý khuyên các bạn trẻ nên học nghệ thuật tặng quà, nên dành thời gian cùng nhau đi tham quan ngắm cảnh? Tại sao họ khuyên các cặp vợ chồng trẻ có xung đột hãy ôn lại những kỷ niệm về một thời họ yêu nhau…?Có đúng là cần gì phải làm đám cưới, chỉ cần hai người đồng ý ký vào giấy kết hôn là đủ? Lễ nghi thờ phụng gì mấy ông tượng gỗ đó? Người chết là hết, cúng bái giỗ chạp làm gì chỉ tổ cho ruồi ăn?...!Tại sao các cựu chiến binh Pháp Mỹ cứ nằn nì sang lại thăm chiến trường Điện Biên Phủ, Khe Sanh…nơi họ đã bị thất bại và phải chịu hàng triệu đô-la phí tổn?

 
 

Bây giờ tôi đã hiểu, đám tang ai đó có nhiều người đi đưa, đâu phải chỉ nguyên vì thương xót người chết, mà còn vì chính người sống nữa đấy chứ. Một cơn giận dữ có thể khiến đôi vợ chồng trẻ sẵn sàng ký vào giấy ly hôn, nhưng chính những kỷ niệm của một thời yêu nhau, những băn khoăn: ta đã nói gì với bạn bè họ hàng, những người có mặt trong ngày vui của ta, sao ta sớm bỏ lời cầu nguyện khi hai đứa dâng hương thề chung sống đến bạc đầu răng long trước bàn thờ tổ tiên?...Tất cả những cái đó sẽ giữ họ lại, giúp họ tìm cách làm lành với nhau…

 
 

* Con người luôn đặt niềm tin và hy vọng vào một cái gì đó

 
 

Bằng sức mạnh của lòng tin và hy vọng, con người có thể vượt qua được những thử thách mà ngay những máy tính điện tử cũng không dự đoán nổi? tại sao một em bé 11 tuổi bị lạc trong rừng Tai-ga đầy băng tuyết suốt 5 ngày đêm mà vẫn không chết? Điều gì sẽ lý giải khả năng chịu đựng lỳ diệu của con người- trong truyện ngắn nổi tiếng: Tình yêu cuộc sống của Giắc Lơn- đơn? Làm sao trong suốt thời gian chống Mỹ, hàng ngàn cô gái lại có thể chịu đựng, chờ đợi sự ra đi không hẹn ngày về của người yêu?

 
 

Không gì tàn phá sức khoẻ của bạn bằng sự đánh mất niềm tin không còn hy vọng vào cuộc sống, vào tương lai.

 
 

Tôi biết một anh thanh niên 29 tuổi nổi tiếng là con người có bản lĩnh, thông minh và rất tự tin. Anh ta đã tốt nghiệp đại học Bách Khoa, khoa chế tạo máy rồi qua bộ đội. Qua những lần tranh luận, trong đầu anh ta chưa bao giờ có khái niệm số mệnh, thần thánh. Thế mà những lần vấp ngã liền nhau( phần lớn là do anh ta không thạo phép ứng xử) cộng thêm tiếng sét ái tình làm anh ta quỵ hắn. Anh ta không còn tin ở chính mình nữa, và bắt đầu tin rằng có một thế lực siêu nhiên nào đó đang cản phá mình. Anh ta lên chùa “dâng hương”, bí mật nhờ bà thím đến các đền chùa kêu cầu…mọi người trong gia đình biết chuyện, nói rằng anh ta bị hâm mất rồi. Riêng tôi thì không nghĩ thế, có bao nhiêu nhà khoa học tài năng cũng thế…

 
 

Khi không còn niềm tin và hy vọng thì con người cũng mất luôn sức mạnh. Và phải chăng, mỗi con người dù mạnh đến đâu cũng có gót chân Asin.

 
 

* Mỗi con người dường như luôn tự mâu thuẫn với chính mình

 
 

Có một danh nhân nói rằng: “Tự mâu thuẫn, tâm lý kỳ cục vô lý, thiên kiến, bất thường…thường thấy ở mỗi con người. Ai không hiểu điều đó thì không thể hiểu thấu tâm lý người khác được”. Đức Khổng Tử một lần có khách đến thăm, sai người nhà nói với khách mình đi vắng, nhưng khi khách mới quay gót, bèn lấy đàn ra gẫy, ngầm cho khách biết mình có nhà.

 
 

Một bạn trai mới quen một bạn gái, anh ta mạnh dạn đến nhà chơi. Vì nhận biết tình cảm của bạn gái kia cũng có biểu hiện thích mình, bạn trai ngỏ ý mời đi xem. Bạn gái nhận lời. Suốt buổi chiều hôm đó chàng trai vui như ngày hội, chờ mong trời tối. Còn bạn gái kia cứ ra vào băn khoăn, “ Không biết mình có quá vội vàng không nhỉ”, “ Tại sao mình lại dễ dàng để con trai chinh phục thế nhỉ?”…rồi cô ta không đến chỗ hẹn…

 
 

Tự vấn lương tâm, tự dằn vặt mình là điều thường thấy ở mỗi con người. Cách đây trên 20 năm, một quả chuông và một lư hương bằng đồng tại đình làng tôi tự nhiên không cánh mà bay. Dân làng tức giận truy tìm kẻ lấy,có nhiều cụ già cầu khẩn thần thánh vật chết đứa bất lương đó,nhưng tuyệt nhiên không có kết quả. Kẻ nào đó lấy trộm, vẫn bình yên. Thời gian bẵng đi. Bỗng cách đây mấy tháng có người từ một làng khác tự nhiên mang chính quả chuông và lư hương đó đến trả, tự thú nhận là đã có mấy lần định cậy cửa trả lại vì thủ phạm đã quá cố, và trước khi lâm chung anh ta có trối trăng với con cháu tìm mọi cách trả lại.

 
 

Còn bạn và tôi đã bao lần “bụng bảo dạ” đừng làm thế, đừng đến nhà người ta luôn thế, nhưng dường như lý trí nhiều khi bất lực trước những xúc cảm cuộn trào…Tại sao?....Tại sao vậy?...

 
 

*Là con người ai cũng thích khẳng định mình, thích được người khác đánh giá, thích tranh đua…

 
 

 Mỗi con người dù bình thường đến đâu cũng thích được bạn bè, mọi người xung quanh thừa nhận. nhiều người viết sách khuyên chúng ta rằng hãy làm cho người khác cảm thấy vị trí của mình đang gánh vác, hãy làm cho họ cảm thấy họ không phải là người thừa, là người có giá trị, là người quan trọng…bạn sẽ thành công trong việc gây thiện cảm với mọi người, kích thích tính tích cực ở họ. Nếu không muốn hỏng việc thì đừng bao giờ chạm vào lòng tự ái của người khác, đừng bao giờ để người khác nhận thấy rằng bên bạn, họ là người thừa.

 
 

Không phải chỉ thanh niên mới thích khẳng định mình, thích tranh đua. Một lần tôi được ngồi sau tay lái của một cụ già đã ngoài 60, chủ chiếc xe Suzuki mang biển số: 28/388 HI. Buổi chiều trên đường từ Hải Phòng về, xe ddag chạy bình thường bỗng nhiên tăng tốc… Thì ra một chiếc xe cùng loại do hai thanh niên đèo nhau vượt lên xì khói ngay trước mũi xe của tôi…” Thằng này láo thật, dám kinh ông già” – Ông cụ lẩm bẩm. và thế là chiếc xe chồm lên, một cuộc đua ngầm bắt đầu… Thật hú vía.

 
 

Muốn làm chủ được con ngựa mình cưỡi, bạn phải nắm chắt dây cương. Còn bạn muốn nắm được những bí quyết huyền diệu trong nghệ thuật giao tiếp thì bạn phải hiểu thấu tâm lý người khác.

 
 

Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tìm sự hoàn thiện của chính mình, các bản năng trả thù, hung bạo, ham khoái lạc, ích kỷ…và nhất là tự cao, tự đại luôn cản phá ta. Ý thức rõ điều đó, tìm cách chế ngự, điều hoà nó, cả bạn và tôi sẽ có nhiều cơ may thành công hơn.

 
 

 

 
  
Mời các bạn đón đọc Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác của tác giả Nguyễn Công Khanh & Nguyễn Minh Đức.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000