ây là một cuốn sách thiên hướng về thực hành khá là dễ đọc nên mình đọc một vèo trong vòng 4 tiếng là xong, nhưng điều đó không có nghĩa là mình có thể thực hành ngay được. Mình muốn tổng kết lại kiến thức vừa đọc được cho bản thân khỏi quên.
Môt chút về tác giả để mình có niềm tin là đây là những điều mình đọc từ một người có uy tín và mình hoàn toàn tin tưởng đây là những phương pháp đúng, khoa học, và tốt cho sức khỏe. Satoru Tsubota là tiến sĩ y học và có 20 năm kinh nghiệm điều trị và nghiên cứu về giấc ngủ. Với cương vị là một bác sĩ, ông muốn giúp mọi người loại bỏ những phiền muộn và lo lắng liên quan tới giấc ngủ, để tất cả có thể chào đón cuộc sống trong hạnh phúc và vui vẻ.
Với công thức: Giấc ngủ = Thời gian x Chất lượng thì các phần trong sách cũng sẽ xoáy vào 2 yếu tố là giảm thời gian và tăng chất lượng để điểm cho một giấc ngủ vẫn được bảo toàn.
Cuốn sách được chia thành 4 phần:
Để ngủ ngắn lại thì việc đầu tiên là cần cắt giảm quãng thời gian được xem là waste trên giường. Đầu tiên là khoảng thời gian từ lúc nằm xuống ngủ cho đến khi chìm vào giấc ngủ, khoảng thứ hai là thời gian từ lúc mở mắt tỉnh dậy cho đến khi ra khỏi giường.
Kĩ thuật này có nghĩa là tạo ra trong đầu mình những phản xạ có điều kiện bằng cách làm cho đầu óc mình quen với việc giường là nơi để ngủ, hoặc thời điểm duy nhất được phép nhìn thấy giường là lúc đi ngủ. Ngoài ra nếu không ngủ được thì không nên cứ nằm lăn lộn trên giường mà đi ra khỏi ngay lập tức vì không não bộ sẽ không thể set được phản xạ nhìn thấy giường là phải đi ngủ. Khi không ngủ được có thể uống một cốc sữa ấm, trà thảo mộc, nghe nhạc Mozart hoặc Bach để tăng cường sóng não Alpha và tập một vài bài kéo dãn cơ thể để cơ thể thư giãn.
Đây là những mùi đã được làm thí nghiệm và nó thực sự có hiệu quả kích thích giấc ngủ ngon. Có thể dùng tinh dầu và bình xông. Mình đã trải nghiệm việc này lúc mất ngủ, thật sự không rõ là có phải do có mùi này mà mình ngủ ngon hơn không nhưng mình đã ngủ lại được và anw thì có một mùi thơm trong phòng thì rất dễ chịu.
Có nghĩa là não bộ bạn cần được xuất thông tin ra mỗi ngày. Hãy viết hết những gì bạn cảm giác hoặc suy nghĩ hoặc làm bạn cảm thấy căng thẳng ra hết một cuốn sổ và kết thúc bằng câu: “Ngày hôm nay của mình kết thúc rồi, đi ngủ thôi” hoặc những ý tưởng đại loại vậy để khiến bản thân mình yên tâm dừng suy nghĩ và đi ngủ. Tác giả khuyên tuyệt đối chỉ được dùng sổ giấy và viết tay, không được sử dụng thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh sẽ gây khó ngủ nhưng cá nhân mình có vấn đề với việc handwriting nên thường mình sẽ dùng điện thoại để viết. Phương pháp này với mình khá gần với writing therapy mà mình đang thực hiện mỗi ngày. Cũng tùy mỗi người mà lựa chọn cho bản thân mình cách ứng dụng, nhưng viết ra thực sự có công dụng rất tốt về nhiều mặt.
Điều này có nghĩa là ngừng lại hết mọi suy nghĩ của thực tại và yên tâm đi ngủ. Trong phần này tác giả có đề cập tới chuyện tại sao có những khi chúng ta hay nói có những chuyện cả ngày làm không ra nhưng khi đi ngủ sáng hôm sau biết cách làm, đây cũng không phải magic gì ghê gớm mà là khoa học đã chứng minh trong giấc ngủ sâu REM não bộ đã rà soát, sắp xếp lại thông tin và tối ưu hóa chúng khiến cho những ý tưởng và giải pháp được hình thành. Nhưng điều này không có nghĩa là cứ ép bản thân đi ngủ vì đi ngủ mới suy nghĩ ra được là sẽ ra thật vì điều này có nghĩa là áp đặt và tạo áp lực lên não bộ khiến nó không thể chìm vào giấc ngủ sâu được. Cá nhân mình cảm thấy việc khi đang gặp căng thẳng và chìm đắm trong suy nghĩ thực rất khó để dứt ra và bảo nó dừng suy nghĩ là một việc không đơn giản. Mình đã ứng dụng một vài kĩ thuật thiền nhỏ nhỏ trước khi đi ngủ, nghe nhạc nhẹ, chú ý vào hơi thở, thư giãn và thả lỏng toàn thân. Có thể thiền nằm hoặc thiền ngồi, kĩ thuật body scanning có giúp cho đầu óc có thể ngừng suy nghĩ và nhẹ nhàng hơn.
Có 2 dây thần kinh tự trị điều hành các chức năng của cơ thể mà con người không thể điều khiển bằng ý thức. Dây thần kinh giao cảm (dây thần kinh ban ngày) và dây thần kinh giao cảm phụ (dây thần kinh ban đêm). Để ngủ được thì giao cảm phải chuyển giao thành giao cảm phụ để cơ thể thư giãn, có kĩ thuật hô hấp bằng bụng sẽ giúp cho việc chuyển giao được diễn ra nhanh hơn.
Cá nhân mình thấy nghi thức này thực ra khá giống với cách 1 tức là tạo ra những phản xạ có điều kiện, tập dần quen cho não bộ chuyện nếu tao làm việc A hay nhìn thấy B có nghĩa là một signal để đi ngủ. Thì tác giả gợi ý có thể như là: thay đồ ngủ, đánh răng,..
Đó là ánh sáng xanh phát ra từ laptop và điện thoại, đặc biệt là hành động “check email” trước khi đi ngủ. Đây là việc tối kị vì nó sẽ gây ra những căng thẳng mà bạn khó tập trung mà đi ngủ được.
***
RÚT NGẮN THỜI GIAN NGỦ, TẬN HƯỞNG MỖI NGÀY TRONG THẢNH THƠI VÀ THONG THẢ
Không thể cắt giảm thời gian ngủ nếu tự làm theo cách của mình
Bạn có từng cảm thấy thời gian ngủ là "lãng phí" hay không?
Thời gian ngủ trung bình của con người là 8 tiếng. Một ngày có 24 tiếng, tức là chúng ta dành một phần ba khoảng thời gian trong ngày để ngủ. Giả sử, bạn có thể sống đến 84 tuổi, vậy thì trong suốt cả cuộc đời, thời gian bạn dành cho giấc ngủ là 28 năm.
Đời người chỉ đến một lần. Dành ra 28 năm để ngủ, bạn có cảm thấy lãng phí hay không?
"Phương pháp ngủ ngon trong 5 tiếng" được đề cập đến trong cuốn sách này là phương pháp giúp bạn rút ngắn thời gian ngủ vốn dĩ chiếm một phần lớn thời gian trong cả cuộc đời. Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp bạn có được một thể chất không biết đến mệt mỏi trong cả ngày, dù cho chỉ ngủ trong một thời gian ngắn. Ép chặt thời gian ngủ xuống chỉ còn "khoảng 5 tiếng" hay còn được gọi là người ngủ ngắn, bạn sẽ trải qua một ngày dư dả thời gian, sảng khoái và thong thả.
Đó chính là mục đích của cuốn sách này. Hẳn rằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng từng một lần mong muốn bản thân mình có thể làm được như thế.
Trong số các bạn, những người đang đọc cuốn sách này, có lẽ cũng có người từng thử rút ngắn thời gian ngủ trong một ngày rồi đúng không?
Khi công việc bận rộn, cắt giảm thời gian ngủ, tăng ca, đi làm sớm. Hoặc là, để tạo thói quen dậy sớm, cũng có người quyết định tham gia các hoạt động của câu lạc bộ hay hội đọc sách vào sáng sớm.
Tuy nhiên, kết quả thì sao?
Có lẽ, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, kết cục là chấm dứt nỗ lực rút ngắn thời gian ngủ trong thất bại bằng cách dành cả ngày nghỉ để ngủ bù.
Thực ra, nếu bạn đột nhiên cắt giảm thời gian ngủ một cách mông lung và không có kế hoạch, thì duy trì việc ngủ ít là rất khó. Việc này cũng giống như khi bạn ăn kiêng quá mức để giảm cân. Những cách làm như vậy, gần như 100% sẽ bị phản tác dụng, sự mệt mỏi tích tụ qua từng ngày sẽ quay trở lại tấn công bạn.
Hệ lụy của việc giảm đi thời gian ngủ quá mức cơ thể chịu đựng được là cả một ngày bị mệt mỏi, cơn buồn ngủ bủa vây, năng lực tập trung suy giảm. Cho dù bạn có giảm thiếu thời gian ngủ đi và cố gắng làm việc tới tận đêm khuya, sự phản kháng của cơ thể sẽ xuất hiện vào ngày hôm sau, kết quả là bạn sẽ trải qua một ngày mới trong phờ phạc và mệt mỏi. Như vậy, đương nhiên về mặt hiệu suất làm việc, cố gắng của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả.
Giống như vậy, lý do khiến việc cắt giảm thời gian ngủ theo cách thức của bản thân nghĩ ra chẳng thể nào mang lại hiệu quả là bởi giấc ngủ là một thứ vô cùng phức tạp.
Ví dụ như, sẽ có nhiều người thắc mắc, dù thời gian chúng ta có được trong một ngày là như nhau, nhưng tại sao tùy theo từng người, thời gian ngủ thích hợp lại khác nhau?
Nếu như có người chỉ cần ngủ 4 tiếng một ngày vẫn cảm thấy khỏe mạnh, thì lại có người nếu không ngủ 9 tiếng thì không thể nào khiến cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc và học tập miệt mài. Với trường hợp này, thời gian dành cho hoạt động trong ngày chênh lệch ở mức 5 tiếng.
Thậm chí, một rắc rối nữa có thể xảy ra đó là, cho dù đã ngủ rất lâu nhưng khi tỉnh giấc, cảm giác mệt mỏi vẫn bám víu, bạn lưu luyến không muốn rời khỏi chiếc chăn đang đắp. Thực sự có nhiều trường hợp như vậy.
Và cũng có nhiều người cảm thấy nghi ngờ và có chút khó hiểu khi đã ngủ rất nhiều nhưng thể lực lại chẳng thể hồi phục.
Đối với một "giấc ngủ" khó hiểu đến như vậy, tôi đã có hơn 20 năm tìm hiểu và đối diện với nó.
Trước hết, làm thế nào để con người có thể có một giấc ngủ ngon?
Có thể giảm thời gian ngủ đi không? Liệu có thể chào đón một ngày mới vui vẻ hơn chỉ với thời gian ngủ ngắn hay không?
Song hành với mong muốn và nghi vấn đó của bạn đọc, chính là phương pháp được đề cập đến trong cuốn sách này.
Khi có thể sử dụng phương pháp trong cuốn sách này, phần lớn mọi người đều cảm thấy thỏa mãn dù chỉ ngủ trong một thời gian ngắn, thức dậy trong trạng thái tỉnh táo, có thể trải qua một ngày mới vui vẻ và thong dong.
90% NGƯỜI NHẬT CÓ THỂ TRỞ THÀNH "NGƯỜI NGỦ NGẮN"
Trở thành Người ngủ ngắn - Người có thể, người không
Ở trên, tôi vừa đề cập tới việc nếu có thể sử dụng phương pháp trong cuốn sách này, phần lớn mọi người đều có thể trở thành người ngủ ngắn.
"Phần lớn mọi người", tức là cũng có người "không thể trở thành" người ngủ ngắn.
Thật sự đáng tiếc nhưng có khoảng 10% người Nhật khó lòng có thể trở thành người ngủ ngắn.
Trên thế giới này, có người tự tin khẳng định phương pháp của mình là cách làm mà nếu thực hiện, "bất cứ ai cũng có thể trở thành người ngủ ngắn". Nhưng, với cương vị là một bác sĩ chuyên môn về giấc ngủ, tôi muốn gửi gắm tới các bạn rằng hoàn toàn không phải vậy.
Người không thể trở thành người ngủ ngắn, họ thuộc tip người bị gọi là "người ngủ dài".
Có ba kiểu ngủ của con người đó là "người ngủ ngắn", "người ngủ dài", "người ngủ biến thiên".
Người ngủ ngắn là những người mà cho dù thời gian ngủ chưa đến 6 tiếng một ngày nhưng vẫn có thể hoạt động rất năng nổ. Tại Nhật có khoảng 5-8% dân số thuộc tip người ngủ ngắn này.
Người ngủ dài là tên gọi để chỉ những người ngủ trên 10 tiếng một ngày. Tỉ lệ người Nhật thuộc kiểu người này là từ 3-9%. Khả năng để những người như vậy trở thành người ngủ ngắn là vô cùng thấp.
Và loại cuối cùng chính là tip người thuộc kiểu người ngủ biến thiên. Họ nằm ở vị trí chính giữa giữa người ngủ ngắn và người ngủ dài, có thời gian ngủ từ khoảng 6 đến 10 tiếng. Có 80-90% trên tống số người Nhật thuộc tip người ngủ biến thiên như vậy.
Người ngủ biến thiên có thể dễ dàng rút ngắn cũng như kéo dài thời gian ngủ. Họ có thể chuyển từ người ngủ ngắn sang người ngủ dài. Chính bởi thế họ được đặt cho cái tên "người ngủ biến thiên".
Bạn có thể trở thành Người ngủ ngắn không?
Cuốn sách này sẽ giới thiệu tới bạn phương pháp để người ngủ biến thiên trở thành người ngủ ngắn. Tuy nhiên, có ai còn đang băn khoăn liệu bản thân có phải tip người ngủ biến thiên hay không?
Nếu buổi tối ngủ từ 6-10 tiếng, trong suốt cả một ngày, trừ khoảng thời gian từ 2-4 giờ chiều đều không cảm thấy buồn ngủ (việc buồn ngủ trong khoảng từ 2-4 giờ chiều là phản ứng tự nhiên của đồng hồ sinh học cơ thể), có thể làm việc và hoạt động mà không có vấn đề gì, vậy thì có khả năng cao bạn là người ngủ biến thiên.
Ngoài ra, với những người mà "Cho dù có ngủ từ 6-10 tiếng nhưng vẫn không thể tỉnh táo, trong ngày thường xuyên bị cơn buồn ngủ hành hạ" hay "Nếu như không ngủ trên 10 tiếng, sẽ không thể tỉnh táo, không thể ngừng buồn ngủ", hãy xem bản thân có ứng với một mục nào đó trong danh sách các mục kiểm tra bên dưới hay không. Có thể bạn không phải là típ người ngủ dài, mà chỉ đơn giản là bị ảnh hưởng mạnh bởi chất lượng giấc ngủ thông thường mà thôi. DANH SÁCH KIỂM TRA BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI NGỦ NGẮN HAY KHÔNG
Dù cho bạn là người không thể cảm thấy thỏa mãn nếu như không ngủ trên 10 tiếng, nhưng nếu bạn tương ứng với 1 số mục dưới đây, có khả năng cao nguyên nhân nằm ở yếu tố “chất lượng” giấc ngủ không tốt.
Khó chìm vào giấc ngủ
Buổi tối thường thức giấc nhiều lần
Cảm giác giấc ngủ không được sâu
Ngày nghỉ ngủ đến tận trưa
Thời gian đi ngủ và thời gian thức giấc lộn xộn không theo quy định
Trải qua cả 1 ngày trên giường hoặc trong phòng ngủ
Tích tụ quá nhiều căng thẳng
Ngủ gật từ 3h chiều trở đi
Sau khi ăn tối hấp thụ cafein
Ăn quá nhiều khi trời đã về khuya
Trước khi đi ngủ xem máy tính, điện thoại hay TV
Uống rượu trước khi đi ngủ
Hút thuốc trước khi đi ngủ
Cứ thế ngủ trong khi mặc quần áo ở nhà
Tư thế khi đi ngủ và tư thế khi thức giấc là giống nhau
Chẳng hạn như, một sinh viên của tôi, vốn dĩ anh ấy nghĩ rằng “Nếu như không ngủ nhiều thì không thể hồi phục sức khỏe”, nhưng thực ra anh ấy lại chính là một người ngủ ngắn.
Trường hợp của anh ấy, vào buổi tối, sau khi chui vào trong chăn, tới hơn 1 tiếng sau anh ấy cũng không thể nào chợp mắt, rồi sau đó chẳng thể ngủ say. Vì lý do đó, cho dù có ngủ 10 tiếng cũng không cảm thấy hết mệt mỏi... Tình trạng đó đã kéo dài liên tục.
Tuy nhiên, sau khi cải thiện thói quen liên quan đến giấc ngủ, dù cho có rút ngắn triệt để thời gian ngủ, sức khỏe của anh ấy lại trở nên tốt hơn, những mệt mỏi trong một ngày cũng dần thuyên giảm.
Đây chắc chắn không phải là một ví dụ gì hiếm gặp cả. Trong số những người ngủ dài, nếu thử nhìn vào chất lượng giấc ngủ của họ, có không ít người cho dù chui vào chăn rồi đi nữa, tới một tiếng đồng hồ sau vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, hay là sau khi đã ngủ rồi nhưng nửa đêm lại choàng tỉnh.
Thậm chí, cũng có khả năng chỉ đơn giản là ngủ dài một cách lãng phí, thực chất họ lại chính là người có nhịp sống của một người ngủ ngắn.
Với người không có biểu hiện nào tương ứng với các nội dung được liệt kê ở trên, đồng thời nếu như không ngủ trên 10 tiếng thì mọi hoạt động trong ngày sẽ bị ảnh hưởng, và tình trạng này đã diễn ra từ lâu, thì tôi rất tiếc, khả năng rất cao đó là người ngủ dài. Thậm chí, cũng có khả năng bị căn bệnh gì đó liên quan đến giấc ngủ nên hãy thử kiểm tra lại bản thân có tương ứng với mục nào ở phần "Căn bệnh đáng ngờ về giấc ngủ khi không thể cải thiện dù đã thực hiện những kỹ thuật trên?" (Nội dung cuối cùng trong Bước 2) hay không nhé.