DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Sử Ký II. Liệt Truyện (Thượng)

Tác giả Tư Mã Thiên
Bộ sách Sử Ký
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 3157
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Tư Mã Thiên Phạm Văn Ánh Sử Ký Kinh Điển Lịch Sử Trung Quốc
Nguồn ebook©vctvegroup
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

QUYỂN 61BÁ DI LIỆT TRUYỆN

Phàm kẻ học phải kể cứu thư tịch rộng khắp, lại cần khảo tìm chứng cứ trong Lục nghệ*Thi, Thư tuy tàn khuyết, nhưng vẫn có thể biết qua di văn của thời Ngu thời Hạ. Nghiêu sắp thoái vị, nhường ngôi cho Ngu Thuấn, từ Thuấn đến Vũ, quan Tứ nhạc và Thập nhị mục* đều tiến cử người, bèn cho thử thách, tạm giao chức vụ trong mấy chục năm, có công tích mới trao thực quyền, để tỏ rõ rằng thiên hạ là hệ trọng, vương giả là ngôi tôn quý, truyền thiên hạ là việc khó khăn đến thế đó. Nhưng có thuyết cho rằng Nghiêu nhường thiên hạ cho Hứa Do, Hứa Do không nhận, còn cảm thấy xấu hổ mà trốn đi ở ẩn. Đến thời Hạ lại có thêm Biện Tùy và Vụ Quang. Điều này giải thích sao đây?

 

Thái sử công bàn rằngTa lên Ky Sơn, đại để trên đó có mộ Hứa Do. Khổng tử phân hàng chia thứ những bậc nhân - thánh - hiền thời cổ như Ngô Thái Bá, Bá Di rất ư tường tận. Theo những điều ta được nghe thì Hứa Do, Vụ Quang là những người vô cùng nghĩa khí, nhưng ghi chép về họ thì lại quá ư ít ỏi, ấy là vì sao?

Image

Khổng tử nói: “Bá Di, Thúc Tề không nhớ đến thù cũ, niềm oán hận cũng ít. Cầu nhân được nhân, còn oán gì nữa?” Ta buồn về cách nghĩ của Bá Di, xem các bài thơ còn lại của ông cũng lấy làm lạ thay. Lời truyền về ông như sau:

Bá Di, Thúc Tề là hai trong số các con trai của vua Cô Trúc. Cha muốn lập Thúc Tề lên thay, đến khi cha chết, Thúc Tề nhường cho Bá Di. Bá Di nói: 'Đó là lệnh của cha vậy.' Thế rồi bỏ đi. Thúc Tề cũng không chịu lên ngôi mà bỏ đi theo. Bách tính trong nước lập người con giữa lên ngôi. Thế rồi Bá Di và Thúc Tề nghe nói Tây bá là Xương khéo chăm sóc người già, bèn đi đến đó. Tới nơi, Tây bá đã chết, Vũ vương nâng thần chủ của cha, tôn thụy hiệu là Văn vương, rồi tiến về đông đánh vua Trụ. Bá Di, Thúc Tề khấu đầu trước ngựa can rằng: "Cha chết chưa chôn đã động can qua, có gọi là hiếu chăng? Bề tội giết vua, có gọi là nhân chăng?" Tả hữu chực đâm hai ông. Thái công* nói: “Đây là những người có nghĩa vậy" bèn đỡ dậy đưa đi. Vũ vương dẹp được loạn nhà Ân, thiên hạ quy thuận nhà Chu, còn Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đó, vì nghĩa không ăn thóc gạo nhà Chu, ẩn cư ở núi Thú Dương, hái rau vi* mà ăn. Tới khi đói sắp chết có làm bài ca, lời rằng:

 

Đăng bỉ Tây sơn hề, thái kỳ vị hĩ.

Dĩ bạo dịch bạo hề, bất tri kỳ phi hĩ.

Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một hè, ngã an đích quy hĩ?

Vu ta tồ hề, mệnh chi suy hĩ!

 

(Lên non Tây kia chừ, hái ngọn rau vi.

Lấy bạo thay bạo chừ, chẳng biết rằng sai.

Thần Nông, Ngu, Hạ thoắt đã qua chừ, ta biết về đâu?

Hỡi ôi chết chừ, mệnh đã suy rồi).

 

Thế rồi chết đói trên núi Thú Dương.

 

Từ đó mà xét, phỏng oán hay chăng?

Có người nói: “Đạo trời không thiên vị ai, thường dành cho bậc thiện nhân.” Như Bá Di, Thúc Tề, có thể gọi là thiện nhân hay không? Tích chứa điều nhân, đức hạnh thuần khiết đến thế mà chết đói! Và trong số 70 học trò*, Trọng Ni* chỉ coi Nhan Uyên*là người hiếu học. Nhưng Nhan Hồi nghèo khó, tấm mẳn không đủ no, rốt cuộc cũng chết yểu. Trời báo đáp cho bậc thiện nhân như thế ư? Hằng ngày Đạo Chích* giết kẻ vô tội, róc thịt người, tàn bạo vô chừng, tụ tập bè đảng mấy ngàn người, hoành hành khắp chốn trong thiên hạ, rốt cuộc lại sống thọ. Thế là noi theo cải đức gì vậy? Đó là những trường hợp rất tiêu biểu dễ thấy vậy. Đến như gần đây, những kẻ làm điều vô phép, phạm việc cấm kỵ mà cả đời thảnh thơi an lạc, giàu có nối đời không dứt. Hoặc có người chọn chỗ [chính đáng] mà đứng chân, lựa lúc [thích hợp] mới mở miệng, không đi theo lối tắt, không phải việc công chính thì không gắng sức làm, thế mà gặp tai họa, nhiều không sao kể xiết. Ta rất mực hoài nghi, cái gọi là đạo trời, thực có hay không?

Khổng tử nói: “Đạo không tương đồng thì chẳng thể cùng mưu tính”, mỗi người đều có chí hướng riêng. Nên mới nói: “Giàu sang mà có thể cầu được, tuy chỉ làm kẻ cầm roi ngựa, ta cũng làm. Còn không thể cầu được, thì ta theo cái mình thích.” “Năm lạnh, sau mới hay cây tùng cây bách điêu tàn cuối cùng.” Đời thảy ô trọc, mới thấy được kẻ sĩ thanh cao. Há vì có người coi trọng phú quý mới thấy kẻ xem nhẹ giàu sang ư?

“Người quân tử hận rằng sau khi chết mà danh tiếng không được xưng tụng.” Giả tử* nói: “Người nghèo tham lam chết vì của, kẻ sĩ cương liệt chết vì danh, kẻ chuộng hư vinh chết vì quyền, chúng dân thì tranh đấu vì cuộc sống.” “Cùng sáng thì phản chiếu nhau, cùng loại thì tìm đến nhau.” “Mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân chế định khuôn phép mà muôn vật hiện rõ.” Bá Di và Thúc Tề tuy là người hiền, được phu tử xưng tụng nên danh tiếng càng tỏ rạng. Nhan Uyên dù ham học, được theo đuôi ngựa ký* mà đức hạnh càng thêm rạng rỡ. Kẻ sĩ ẩn cư nơi hang núi, tuy xuất-xử hợp thời như thế, nhưng tên tuổi mai một không ai biết tới, buồn thay! Những người ở xóm làng, muốn rèn đức lập danh, không theo kẻ sĩ hiển đạt, sao có thể vang danh hậu thế?

***

QUYỂN 62QUẢN, YẾN LIỆT TRUYỆN

 

Quản Trọng

Quản Trọng tên Di Ngô, người Dĩnh Thượng. Thuở trẻ thường giao du với Bão Thúc Nha, Bão Thúc biết ông là người hiền. Quản Trọng nghèo khốn, thường dối gạt Bão Thúc, Bão Thúc trước sau vẫn đối xử tốt với ông, không hề phàn nàn. Rồi sau, Bão Thúc thờ Công tử Tiểu Bạch nước Tề, Quản Trọng thờ công tử Củ. Đến khi Tiểu Bạch lên ngôi, đó là Hoàn công, công tử Củ chết, Quản Trọng bị bỏ tù. Bão Thúc liền tiến cử Quản Trọng. Quản Trọng được dùng, nắm chính sự ở Tề. Tề Hoàn công trở thành bá chủ, chín lần hội họp chư hầu, chấn chỉnh thiên hạ, đều nhờ mưu lược của Quản Trọng.

Quản Trọng nói: “Ta lúc đầu khốn khó, thường cùng Bão Thúc đi buôn, khi chia lời thì lấy phần hơn, Bão Thúc không cho ta là tham, vì biết ta nghèo. Ta thường bày mưu tính kế cho Bão Thúc song càng khiến ông ta khốn quẫn, Bão Thúc không cho ta là ngu, vì biết thời thế có lúc lợi, có lúc bất lợi. Ta từng làm quan mấy lần nhưng đều bị vua đuổi đi, Bão Thúc không cho ta là bất tài, vì biết ta chưa gặp thời. Ta từng đánh trận đôi ba lần nhưng đều chạy trốn, Bão Thúc không cho ta là nhát, vì biết ta có mẹ già. Công tử Củ thất bại, Thiệu Hốt chết theo, ta chịu nhục trong tù ngục tối tăm, Bão Thúc không cho là ta không biết xấu hổ, vì biết ta không nệ tiểu tiết, chỉ xấu hổ khi công lao và danh tiếng không được rạng tỏ trong thiên hạ. Sinh ra ta là cha mẹ ta, người hiểu ta là Bão tử vậy.”

Image

Bão Thúc tiến cử Quản Trọng, còn mình nhận chức thấp hơn. Con cháu đời đời hưởng lộc ở nước Tề, trên mười đời có ấp phong, đều là các bậc đại phu danh tiếng. Thiên hạ không có nhiều người hiền năng như Quản Trọng, càng hiếm kẻ biết nhìn người như Bão Thúc vậy.

Quản Trọng làm Tướng quốc, nắm chính sự nước Tề, cho Tề là nước nhỏ bên bờ biển, cần lưu thông hàng hóa, tích trữ của cải, khiến nước giàu quân mạnh, chung lòng yêu ghét với dân. Nên ông từng nói: “Kho đụn đầy thì dân biết lễ tiết, quần áo đủ thì dân biết vinh nhục, trên có pháp độ thì người thân cận biết đoàn kết gắn bó. Bốn giềng mối* không giương ra thì nước sẽ diệt vong. Lệnh ban xuống như nước đầu nguồn, thuận với lòng dân.” Cho nên chính lệnh đơn giản mà dễ thi hành. Điều mà dân muốn, bởi thế ban cho; thứ dân không muốn, theo đó bỏ đi.

Quản Trọng thi hành chính sự, khéo đổi họa thành phúc, chuyển bại thành thắng, biện rõ nặng nhẹ, thận trọng quyền hành. Hoàn công nổi giận với nàng Thiếu Cơ, liền tiến sang phía nam đánh úp đất Sái, Quản Trọng nhân đó đánh nước Sở, hạch tội Sở không mang cỏ bao mao* vào cổng nhà Chu. Hoàn công muốn lên mạn bắc đánh Sơn Nhung, Quản Trọng lại nhân đó lệnh cho nước Yên phải chấn chỉnh theo chính giáo của Thiệu công. Trong cuộc hội minh ở đất Kha, Hoàn công muốn bội ước với Tào Mạt, Quản Trọng vì thế thủ tín với họ, do đó chư hầu quy phục nước Tề. Cho nên nói: “Biết cho đi để nhận về, đó là phép báu của chính sự vậy.”

Quản Trọng giàu có ngang vua, có đài Tam Quy tráng lệ, lại có đài riêng thết yến, nhưng người nước Tề không cho là xa xỉ. Quản Trọng chết, nước Tề noi theo đường lối chính trị của ông, thường hùng mạnh hơn các chư hầu. Trăm năm sau lại có Yến tử*.

 

Yến Anh

Yến Bình Trọng tên Anh, người Di Duy đất Lai. Ông thờ Linh công, Trang công, Cảnh công nước Tề, sống tiết kiệm, lại dốc sức thi hành chính sự nên được nước Tề trọng dụng. Khi đã làm Tướng quốc nước Tề, ăn không hai món thịt, thiếp không mặc lụa là. Lúc tại triều, vua hỏi đến thì đáp lời chính trực; không hỏi đến thì làm đúng phép công. Nước có pháp độ thì thuận theo lệnh vua, nước không theo pháp độ thì cân nhắc mệnh vua mà thi hành. Thế nên làm quan trải ba đời vua, danh tiếng lẫy lừng các nước chư hầu.

Việt Thạch Phủ là người hiền, bị giam cầm. Yến tử xuất hành, gặp trên đường đi, liền tháo ngựa bên trái xe ra chuộc, rồi chở về. Không lời hỏi han, Yến tử vào phòng. Lâu sau, Việt Thạch Phủ yêu cầu tuyệt giao, Yến tử kinh ngạc, xốc vội áo mũ đến tạ lỗi rằng: “Anh này tuy không phải người có đức nhân, nhưng từng cứu ngài khỏi nơi nguy khốn, sao ngài lại đòi tuyệt giao sớm vậy?" Thạch Phủ nói: “Không phải, tôi nghe nói người quân tử thì bỏ kẻ không hiểu mình mà tin người hiểu mình. Mới rồi, tôi trong cảnh giam hãm, do họ không hiểu tôi vậy. Xét lẽ, ngài đã biết mà chuộc tôi, đó là hiểu tôi; hiểu tôi mà không đối đãi bằng lễ, thì chẳng bằng trong cảnh giam hãm.” Thế là Yến tử liền mời Thạch Phủ vào, tôn làm thượng khách.

Yến tử làm Tướng quốc nước Tề, khi ra ngoài, vợ người đánh xe ngựa ngó nhìn chồng qua cánh cửa. Người chồng được đánh xe cho Tướng quốc, ngồi xe có lọng lớn, cầm cương bốn ngựa, dương dương tự đắc. Đến lúc về, vợ anh ta xin đi khỏi nhà. Chồng hỏi lý do, người vợ đáp: “Yên tử cao chưa đầy sáu thước, thân là Tướng quốc nước Tề, nổi danh chư hầu. Nay thiếp nhìn ông ta khi ra ngoài, chí khí thâm sâu, tỏ vẻ khiêm hạ. Còn chàng cao tám thước, lại là kẻ hầu đánh xe, nhưng có ý tự cho thế là đủ, nên thiếp xin đi.” Về sau, người đánh xe tự biết sửa đổi. Yến tử thấy lạ mới hỏi, người đó đáp rõ ngọn ngành, Yến tử bèn cất nhắc làm đại phu.

 

Thái sư công bàn rằngTa đọc các bài Mục dân, Cao sơn, Thừa mã, Khinh trọng, Cửu phủ cho tới sách Quản tử xuân thu của Quản Trọng, những lời của ông tường tận thay! Đã xem trước thuật, muốn thấy việc làm, cho nên soạn ra truyện ký. Đến như sách của ông, người đời phần nhiều đều có, do vậy không luận đến, chỉ bàn đội việc còn được nghe truyền.

Quản Trọng được người đời coi là bề tôi hiền năng, nhưng bị Khổng tử xem thường. Có lẽ vì Quản Trọng cho đạo của nhà Chu suy vi, Hoàn công là người hiền đức, lại không khích lệ ông ta theo vương đạo, mà chỉ xưng bá chăng? Cổ ngữ có nói: “Cần thuận thế khuyến khích đức tốt của vua, để sửa đổi chỗ lầm lỗi, cho nên vua tôi trên dưới thân ái vậy.” Há để nói về Quản Trọng chăng?

Khi Yến tử đang quỳ khóc bên xác Trang công, tận lễ rồi bỏ đi, há gọi là người “thấy việc nghĩa không làm thì không có dũng khí” chăng? Đến khi can gián, phạm đến nhà vua, đó chính là người “tại triều phải nghĩ sao cho hết lòng trung, lui về lại nghĩ cách để khắc phục lỗi lầm của vua” vậy. Giả như Yến tử còn sống, dẫu chỉ làm kẻ cầm roi ngựa cho ông, ta cũng vui lòng.

Mời các bạn đón đọc Sử Ký II. Liệt Truyện (Thượng) của tác giả Tư Mã Thiên & Phạm Văn Ánh (dịch).

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000