DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Tham Vọng Bá Quyền

Tác giả Noam Chomsky
Bộ sách
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 5340
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Noam Chomsky Chính Trị Lịch Sử Phân Tích
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Nếu được phép, tôi sẽ đặt tên cho bản dịch tiếng Việt này là Trí thức phải làm gì? Rồi thêm vào một tiểu đề với cỡ chữ nhỏ hơn: Để xây dựng và bảo vệ dân chủ. Và có lẽ tôi sẽ nài nhà xuất bản thêm một dòng nhỏ hơn tí nữa: Những bài học từ hiểm họa bá quyền hiện nay của Hoa Kỳ.

Đây không phải là những bài luận thuyết hàn lâm về chính trị, mà là những câu chuyện sinh động đầy ắp thông tin và phân tích khúc chiết của hai trí thức Mỹ về những vấn đề của chính nước Mỹ; có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề của thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng giúp ta hiểu được chính sự Mỹ sâu sắc hơn rất nhiều những bài giảng thông thường. Có lẽ đây là phần tri thức rất cần cho chúng ta, đặc biệt là hiện nay, khi quan hệ Việt-Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới. Và khi đã hiểu thêm về người, ta cũng sẽ hiểu thêm về mình, những vấn đề của mình, những việc mình cần phải làm. Ấy là cái giá trị rất đặc biệt của cuốn sách này.

Noam Chomsky là một nhà khoa học thực chứng nghiêm cẩn, nhưng cũng là một con người nhân văn lí tưởng không bao giờ chịu thỏa hiệp và đầu hàng với cái xấu, và nhiều xác tín của ông về tương lai có vẻ xuất phát từ giả định “nhân chi sơ tính bản thiện” - một giả định có lẽ đang bị tất cả chúng ta nghi vấn. Nhưng ông bắt chúng ta phải nhớ lại lòng trung thực và dũng cảm của mình, và quan trọng hơn, nhớ ra trách nhiệm của mình. Trách nhiệm đặt câu hỏi. Trách nhiệm thực chứng mọi vấn đề. Trách nhiệm nói lên sự thật. Trách nhiệm phải vượt thoát và biết khinh bỉ căn bệnh vô cảm vốn là mảnh đất màu mỡ nhất của cái xấu và tội ác.

Cuốn sách này cũng khiến ta hiểu ra rằng muốn có dân chủ thực sự, nền giáo dục và cơ chế chính trị của một quốc gia phải có ý thức và mục đích đào luyện nên những trí thức và công dân có tư tưởng tự do và độc lập, có trách nhiệm, can đảm, và khả năng cải biên xã hội, chứ không phải chỉ để sản xuất ra một hàng ngũ “tay sai đắc lực” cho thế lực bá quyền thống trị hoặc một lực lượng lao động mù quáng chỉ có kĩ năng tinh xảo và mong muốn đáp ứng có hiệu quả nhu cầu ốc vít tay quay trong bộ máy làm tiền khổng lổ của xã hội toàn cầu hóa hiện đại.

Lời giới thiệu của David Barsamian và phần nói về Dự án Bá quyền Mỹ ở cuối sách sẽ giúp bạn hiểu thêm về bối cảnh rất đáng chú ý của cuốn sách này, tôi không cần phải nói gì thêm.

Một vài tiêu đề như “Ngôn ngữ song hành” hoặc “Tự vệ tri thức” có thể được dịch khác đi đề phản ánh nôm na hơn chủ đề của những chương này, nhưng tôi đã quyết định đề nguyên như vậy, vì chúng là những khái niệm đáng được có mặt trong từ vựng chính trị đương đại của tiếng Việt.

Để bạn đọc tiện tra cứu, tôi vẫn giữ nguyên tên tiếng Anh của các nguồn tài liệu, nhất là trong phần chú thích đánh số theo từng chương xếp ở cuối sách. Còn với những chi tiết là hiển nhiên với người Mỹ mà chưa chắc đã hiển nhiên với người Việt thì tôi có giải thích ngay ở dưới trang.

Người dịch xin cảm ơn NXB Tri thức đã cho xuất bản cuốn sách này. Quả thực, hằng số hiển nhiên nhất của tri thức nhân loại có lẽ là tính sống động và cấp thiết của nó. Và NXB Tri thức đã thấy rõ hằng số này trong những tác phẩm viết về chính trị của Noam Chomsky. Hi vọng chúng ta sẽ có thêm những tác phẩm khác nữa của ông được dịch và giới thiệu ở Việt Nam.

Hà Nội, 1/8/2006.

Trịnh Lữ

***

Mọi người thường hỏi tôi: Anh cảm thấy thế nào khi phỏng vấn Noam Chomsky? Trong hơn hai chục năm làm việc với ông, tôi đã học được nhiều điều. Một là phải chuẩn bị cẩn thận và đặt câu hỏi theo một thứ tự ưu tiên nào đó. Hai là phải chăm chú lắng nghe, vì không thể biết trước là cuộc hội thoại sẽ tiến triển theo hướng nào.

Đằng sau giọng nói nhẹ nhàng của Chomsky là cả một dòng thác thông tin và phân tích. Ông có năng lực phi thường trong việc chưng cất và tổng hợp những khối lượng tài liệu khổng lổ. Và ông không bỏ sót cái gì bao giờ. Trong một lần phỏng vấn, ông nhắc đến sự kiện tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn hạ một máy bay dân dụng chở khách của Iran trong năm 1988. Và tôi thực sự kinh ngạc khi biết rằng ông lấy tin đó từ tập kỷ yếu của Học viện Hải quân Hoa Kỳ.

Tôi đã khai trương Đài phát thanh Phá cách với một loạt chương trình phỏng vấn Chomsky vào năm 1986, và từ đó chúng tôi không ngừng chuyện trò với nhau. Những cuộc phỏng vấn trong sách này chủ yếu được tiến hành ở văn phòng của Chomsky tại Đại học MIT. Các câu hỏi đều không có tập dượt trước. Để in thành sách này, chúng tôi có hiệu đính các văn bản giải băng ghi âm, phát triển thêm ý kiến, và thêm phần ghi chú.

Tôi cảm thấy thế nào khi phỏng vấn Chomsky ư? Đó là việc được hội diện với một con người luôn tin rằng ở đời này, việc hiểu ra sự thật hoặc biết mình phải làm gì không đến nỗi phức tạp đến thế. Một người biêt định nghĩa những phẩm chất đáng phải có của giới trí thức, và cũng là hiện thân của tất cả những phẩm chất ấy. Một nguời luôn lột mặt nạ bọn khom lưng uốn gối trước cường quyền, bọn chuyên tố cáo người khác trong khi lẩn tránh trách nhiệm của chính mình.

Chomsky đặt phương hướng la bàn và mô tả địa hình. Còn vượt qua vùng đất ấy phải là việc của chúng ta. Hy vọng của tôi là những cuộc hội thoại trong sách này sẽ làm mọi người phải suy nghĩ, bàn thảo, và nhất nữa là hành động.

Tôi xin đặc biệt cám ơn Anthony Amove, người đồng chí, người bạn, nhà biên tập xuất sắc; Sara Bershtel, người chủ biên và biên tập xuất sắc; Elaine Bernard, vì lòng hào phóng của chị; Greg Gigg, vì những gợi ý của anh; Đài phát thanh cộng đồng KGNU; David Peterson, Chris Peterson và Dale Wertz, vì những hỗ trợ nghiên cứu của họ; Bev Stohl, vì đã thỏa mãn biết bao nhiêu đòi hỏi của tôi; Martin Voelker, vì tình bạn và trợ giúp kĩ thuật cùa anh; và Noam Chomsky, vì tình đoàn kết, lòng kiên nhẫn, và tính hài hước vĩ đại của ông.

Nhiều phần của một vài cuộc phỏng vấn này đã xuất hiện dưới những hình thức khác nhau trong các tạp chí International Socialist Review, Monthly Review, The Progressive, The Sun, và tờ Z.

David Barsamian

Boulder, Colorado, tháng 7 năm 2005

***
 

CAMBRIDGE, MASACHUSETTS (22/3/2003)

 

Cuộc xâm lăng và chiếm đóng Iraq của Hoa Kỳ có những hệ lụy gì ở khu vực đó?

 

Tôi nghĩ không phải chỉ khu vực ấy mà là cả thế giới nói chung đều nhận thức đúng đắn rằng cuộc xâm lăng này của Hoa Kỳ là một phép thử, một nỗ lực nhằm thiết lập một thông lệ mới về việc sử dụng sức mạnh quân sự. Thông lệ mới này đã được Nhà Trắng nói ra một cách chung chung hồi tháng 9 năm 2002 khi cho công bố bản tường trình về Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ.1 Bản tường trình này đề xuất một học thuyết có phần lạ lẫm và cực đoan bất thường về việc sử dụng vũ lực trên thế giới, và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi nó được công bố cùng lúc với hồi trống trận đang dọn đường cho cuộc chiến tranh ở Iraq.

Học thuyết mới này không phải là về chiến tranh phủ đầu, vốn có thể tìm thấy ở chính ngay Hiến chương Liên Hiệp Quốc nếu biết cách co dãn một vài điểm trong đó, mà là một học thuyết chưa hề có bất kì một cơ sở nào trong luật pháp quốc tế, gọi là học thuyêt về chiến tranh phòng ngừa. Có nghĩa là, Hoa Kỳ sẽ thống trị thế giới bằng vũ lực, và nếu có bất kì một thách thức nào đôi với sự thống trị của mình - cho dù được coi là từ xa, là bịa đặt, là tưởng tượng hoặc gì gì đi nữa - Hoa Kỳ sẽ có quyền tiêu diệt thách thức ấy trước khi nó trở thành một đe dọa thực sự. Thế gọi là chiến tranh phòng ngừa, không phải là chiến tranh phủ đầu.

Để thiết lập một thông lệ mới, ta phải làm một cái gì đó. Tất nhiên, không phải nhà nước nào cũng có khả năng tạo nên cái sẽ được gọi là một thông lệ mới. Cho nên nếu Ấn Độ xâm lăng Pakistan để chấm dứt các hành động tàn bạo man rợ thì đó không phải là một thông lệ. Nhưng nếu Hoa Kỳ ném bom Serbia với những lí do mập mờ thì đó lại trở thành một thông lệ. Nghĩa lí của sức mạnh là như vậy.

Cách dễ nhất đế thiết lập một thông lệ mới, ví dụ như quyền được tiến hành chiến tranh phòng ngừa, là chọn một mục tiêu hoàn toàn không có sức tự vệ và có thể dễ dàng bị áp đảo bởi sức mạnh quân sự khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, muốn làm việc này một cách có lí lẽ, ít nhất là cũng phải thuyết phục được dân chúng của chính mình, thì phải làm cho dân chúng khiếp sợ cái đã. Cho nên cái mục tiêu bất lực kia phải được mô tả thành một mối đe dọa khủng khiếp đối với sự sống còn của quốc gia, chúng là kẻ phải chịu trách nhiệm về sự kiện 11 tháng 9, nhất định chúng sẽ còn tấn công nữa, vân vân và vân vân. Và rõ ràng người ta đã làm vậy đối với Iraq. Trong một thành tựu tuyên truyền thực sự hoành tráng và nhát định sẽ đi vào lịch sử, Washington đã huy động một nỗ lực khổng lồ để thuyết phục người Mỹ, và chỉ người Mỹ mà thôi, rằng Saddam Hussein không phải chỉ là một con quỷ mà còn là một hiểm họa đối với sự sinh tồn của chúng ta. Và nỗ lực ấy đã thành công rất đáng kể. Một nửa dân chúng Mỹ tin rằng bản thân Saddam Hussein đã “dính líu trực tiếp” vào các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.2

Tất cả những cái đó khớp lại với nhau. Học thuyết được công bố, thông lệ được thiết lập trong một trường hợp rất dễ dàng; dân chúng bị dồn vào tâm trạng hoảng loạn, tin là cuộc sống của mình đang bị đe dọa bởi những hiểm họa rõ rệt kia, bèn sẵn sàng ủng hộ việc sử dụng vũ lực đế tự vệ. Mà cả thế giới này chỉ có người Mỹ tin như vậy. Và khi đã tin thế thì xâm lược Iraq rõ ràng là tự vệ, mặc dù trong thực tế cuộc chiến tranh này là một ví dụ điển hình của một cuộc xâm lăng như trong sách giáo khoa, với mục tiêu nhằm mở rộng hơn nữa để xâm lăng tiếp tục. Khi đã xử lí được trường hợp dễ này, ta có thế tiến đến những trường hợp khó hơn.

Đa phần thế giới đều cực lực phản đối cuộc chiến tranh này vì họ thấy rõ rằng đây không phải chỉ là một cuộc tấn công Iraq. Nhiều người nhìn nhận rất đúng bản chất ý đồ của nó chỉ là một lời tuyên bố thẳng thừng rằng hãy coi chừng, các người ai cũng có thế là nạn nhân tiếp theo. Vì vậy mà rất nhiều người, có thể là đại đa số trên thế giới ngày nay đang coi Hoa Kỳ là mối hiếm họa lớn nhất của hòa bình thế giới. Chỉ trong vòng một năm trời, George Bush đã thành công trong việc biến Hoa Kỳ thành một quốc gia đáng sợ nhất, đáng ghét nhất và đáng căm thù nhất.3

 

Tại Diễn đàn Xã hội Thế giới ở Porto Alegre, Brazil, tháng Hai 2003, ông có mô tả Bush và những người xung quanh ông ta là nhóm người “có đầu óc dân tộc chủ nghĩa cực đoan” đang tiến hành những hành động “bạo lực bá quyền”4. Chế độ hiện nay ở Washington, D.C., có khác các chế độ trước về chất không?

 

Nhìn lại lịch sử một chút bao giờ cũng có ích, vậy ta hãy xem một chế độ ở đầu đối nghịch với chế độ hiện nay trong chính trị xem sao, mà có lẽ đối nghịch nhất là chế độ của những người theo chủ nghĩa tự do dưới quyền Kennedy. Năm 1963, những người ấy cũng công bố một học thuyết không khác lắm với Chiến lược An ninh Quốc gia của Bush. Dean Acheson, một chính khách lão thành đáng kính và là một cố vấn cao cấp của chính quyền Kennedy, có giảng một bài ở Hiệp hội Luật pháp Quốc tế của Hoa Kỳ trong đó ông ta tuyên bố rằng sẽ không phải là một ”vấn đề luật pháp” nếu Hoa Kỳ phản ứng lại bất kì một thách thức nào đối với “quyền lực, vị thế và uy tín” của mình.5 Thời điểm của lời tuyên bố ấy rất có ý nghĩa. Nó được đưa ra ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trong năm 1962, sự kiện tưởng chừng đã đẩy thế giới tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba phần lớn là hậu quả của một chiến dịch khủng bố quốc tế lớn nhằm lật đổ Castro - cái hành động mà bây giờ được gọi là đổi chế độ, và đã thúc ép Cuba phải đưa tên lửa của Nga vào nước mình như một biện pháp phòng vệ.

Acheson lập luận rằng chỉ cần ai đó có thái độ thách thức vị thế và uy tín của Hoa Kỳ chứ chưa cần có những hành động đe dọa sự sinh tồn của chúng ta, là chúng ta đã có quyền tiến hành chiến tranh phòng ngừa để dập tắt thách thức ấy. Câu chữ của ông ta thực ra còn cực đoan hơn cả câu chữ trong học thuyết của Bush. Nhưng mặt khác, xét cho đúng vị trí của nó, thì đó chỉ là một tuyên bố của Dean Acheson với Hiệp hội Luật pháp Quốc tế của Mỹ chứ không phải là một tuyên ngôn chính sách chính thức của chính phủ. Còn tài liệu Chiến lược An ninh Quốc gia thì là một tuyên bố chính sách chính thức, không phải là lời của một quan chức cao cấp nào, và câu chữ trắng trợn của nó quả là bất thường.

 

Một khẩu hiệu mà tất cả chúng ta đêu nghe thấy ở các cuộc biểu tình đòi hòa bình là “Không được đổi máu lấy dầu.” Toàn bộ vấn đề dầu hỏa thường được người ta nhắc đến như động lực của việc Mỹ xâm lăng và chiếm đóng Iraq. Vai trò của dầu hỏa quan trọng thế nào trong chiến lược của Hoa Kỳ?

 

Chắc chắn là rất quan trọng rồi. Tôi nghĩ đã là người tỉnh táo thì không thể nghi hoặc gì về chuyện này. Vùng Vịnh vẫn là khu vục sản xuất năng lượng chính của thế giới kể từ sau Đại chiến II và sẽ còn như vậy trong ít nhất là một thế hệ nữa. Vịnh Ba Tư là một nguồn năng lượng và của cải chiến lược rất dồi dào. Và hiển nhiên là Iraq có vai trò trung tâm trong khu vực ấy. Iraq có những mỏ dầu lớn thứ nhì thế giới, và dầu của Iraq rất dễ khai thác nên lại rẻ. Nếu kiếm soát đuợc Iraq, ta sẽ có một vị thế rất mạnh trong việc quyết định giá cả và mức độ sản xuất dầu (không cao quá, không thấp quá) để phá hoại tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa (OPEC) và lấy thịt đè người khắp các nơi khác trên thế giới. Chuyện này không liên quan đặc biệt gì đến vấn đề tiếp cận nguồn dầu nhập cảng vào Hoa Kỳ. Nó là vấn đề kiểm soát nguồn dầu ấy.

Nếu Iraq nằm ở đâu đó bên Trung Phi, nó sẽ không bị chọn làm phép thử cho học thuyết vũ lực mới. Nhưng thời điểm cụ thể của chiến dịch Iraq hiện nay chẳng có liên quan gì đến chuyện này, vì vấn đề kiểm soát nguồn dầu hỏa Trung Đông vẫn là một mối quan tâm thường trực.

Mời các bạn đón đọc Tham Vọng Bá Quyền của tác giả Noam Chomsky.

Giá bìa 126.000

Giá bán

93.889

Giá bìa 126.000

Giá bán

93.889