Thiền Là Một Nhành Hoa |
|
Tác giả | Niêm Hoa Vi Tiếu |
Bộ sách | |
Thể loại | Tôn giáo - Thiền |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 192 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Niêm Hoa Vi Tiếu Đỗ Mai Dung Thiền Tôn Giáo Tâm Linh |
Nguồn | Mọt Truyện |
Thế Tôn cầm hoa, Ca Diếp mỉm cười, thiền sinh ra từ đó, là kết quả của việc đơm hoa. “Để thấy vũ trụ trong một hạt cát. Và bầu trời trong một đóa hoa rừng.” Trong thế giới ồn ào huyên náo này, vẻ đẹp của thiền nằm ở sự im lặng. Im lặng, từ đó thấm nhuần mọi ý, lấy tâm truyền tâm, lòng đã hiểu lòng.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta chưa được hiểu rõ lắm về Thiền tông, thậm chí, Thiền tông còn bị người ta gọi là chủ nghĩa hư vô, là sự phủ định đối với cuộc sống hiện thực, trí huệ lớn lao đó không được mọi người nhận thức, công nhận. Thiền có sự lý giải sâu sắc với cuộc sống hằng ngày của chúng ta, Thiền tông cho rằng: “Tất cả mọi phiền não và xung đột đều bắt nguồn từ sự phân biệt và cố chấp đối với vạn vật, mà trên thực tế, vạn vật là một thể thống nhất, liên tục. Giác ngộ chính là ngộ ra vạn vật là một thể, là tự nhận thức, cũng là lĩnh ngộ được vạn vật đơn độc, lĩnh ngộ được ‘một tức là tất cả’.”
Xét về căn bản mà nói, Phật giáo Trung Quốc có lẽ thuộc phạm vi Phật giáo Đại thừa, Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma của Thiền tông đi từ Tích Lan[*] đến Trung Quốc vào khoảng năm 520 công nguyên, khi ấy, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá rộng khắp Trung Quốc, một bộ phận Tăng nhân vô cùng coi trọng việc nghiên cứu giáo lý Phật giáo, còn Đạt Ma lại muốn truyền đạt thiền tu và trực ngộ, do vậy thứ mà Thiền tông đề cao chính là tâm tánh bổn tịnh, Phật tánh bổn hữu, kiến tánh thành Phật[*].
Huệ Năng là Tổ sư đời thứ 6 của Thiền tông Trung thổ, tu hành cao trong Phật pháp, trải nghiệm và những lời bàn của ông được chúng đệ tử thu thập và biên tập thành sách, trở thành kinh điển của Thiền tông.
Ông cho rằng mọi khôn ngoan trên thế gian này đều nằm ở sự đốn ngộ của tâm linh. Trí huệ bạn có được, không phải là kết quả của sự ảnh hưởng từ sự việc và con người bên ngoài, mà là sự đốn ngộ của chính bản thân bạn.
Cái đó gọi là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”[*].
Chúng ta học Phật pháp, cảm ngộ Thiền tông, xét cho cùng cũng là muốn tu tâm dưỡng tính, để tâm hồn có được một phần tĩnh lặng trong cuộc đời ồn ã xô bồ này.
Vì vậy, cần phải cảm ngộ từ trong cuộc sống hằng ngày, rời xa đời sống thường nhật, chữ “Phật” cũng mất đi ý nghĩa, như Đại sư Huệ Năng từng nói:
Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.
Ly thế trảo Bồ Đề, liên như cầu thỏ giác.[*]
Xa rời cuộc sống mà muốn cầu thiền hỏi Phật, chẳng khác nào leo cây tìm cá. Bài kệ nổi tiếng đó của Thiền sư Huệ Năng, đã nói cho chúng ta biết:
Bồ Đề vốn chẳng phải cây, gương sáng chẳng phải đài.
Xưa nay vốn không phải vật, nơi nào dính bụi trần?
Có thể “bụi trần” chỉ nằm trong tim chúng ta, dùng sự khôn ngoan của thiền để quét dọn, tự bản thân sẽ có được một vùng tĩnh mịch.