Trần Thủ Độ Danh Nhân Truyện Ký - Trúc Khê |
|
Tác giả | Trúc Khê |
Bộ sách | 1000 eBook Việt Một thời vang bóng |
Thể loại | Danh Nhân |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook prc pdf epub azw3 |
Lượt xem | 5832 |
Từ khóa | eBook prc pdf epub azw3 full Trúc Khê Góc Nhìn Sử Việt 1000 eBook Việt Một Thời Vang Bóng Danh Nhân Trần Thủ Độ Lịch sử Văn học Việt nam Văn học phương Đông |
Nguồn | tve-4u.org |
Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm.
Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện.
Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.
***
TRẬN ấy, trong khi quân giặc vào chiếm cứ kinh thành, cung quyến và những quyến thuộc của các vương công đại thần, đã do đường thủy chạy xuống ẩn náu ở Hoàng-giang một con sông ở huyện Nam-xang thuộc tỉnh Hà-nam bây giờ. Người đứng đầu để trông nom che chở cho bọn người đi lánh nạn ấy là bà Linh-từ Quốc-mẫu họ Trần, phu nhân của quan Thái-sư Trần Thủ-Độ 29. Trong dịp này, người ta được thấy rõ bà là người có trí đảm đương, có tài tháo vát, khác hẳn với những người đàn bà tầm thường. Thuyền chạy nạn lúc ấy có đến hàng trăm, nào là các hoàng-tử công-chúa, nào là các tần-phi, phu-nhân, nào là vợ con của các tướng tá ngoài mặt trận. Trong lúc vội vàng chạy đi, nhiều người lương thực không đem theo được đủ, bà bắt người nhiều phải san cho người ít, người có phải bán cho người không, lại phái đi mua kiếm đem về để cung cấp cho ai nấy không phải thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu. Đêm đến, bà truyền cho quân cấm-vệ hiệp với những gia-đinh của mọi nhà đi lánh nạn, lúc nào cũng dự bị sẵn để phòng có sự-biến bất ngờ sẩy ra. Bà bắt họ phải cắt lượt nhau thức, đánh trống gõ mõ cầm canh, giữ sự trị an cho cái xóm nước mới lập ấy ; ai sơ suất sẽ lấy nghiêm hình trị tội. Một buổi gần tối, có ả nữ tỳ trong một chiếc thuyền nhà quan kia lên bờ có việc, bị một tên cấm binh theo sau trêu ghẹo ; bà được tin truyền bắt tên cấm-binh tra hỏi đích thực rồi lập tức sai đem chém đầu. Vì thế, binh tráng đều phải nép phục trước thư-uy của bà ; mà bọn trộm cướp thấy đã có phòng ngừa cẩn mật, cũng không dám bén mảng đến cái xóm ấy. Bà lại sai quân đi khám xét tất cả các thuyền, moi ra được nhiều binh khí của mọi nhà giấu giếm. Bà tịch thu những binh khí ấy, giữ lấy một phần để phòng quân hộ vệ có phải dùng đến, còn bao nhiêu, bà sai đưa tất cả đến nơi quân-thứ để tướng-sĩ dùng.