DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW


akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Tuyết của tác giả Orhan Pamuk & Lê Quang (dịch).

Tóm tắt nội dung

"Tuyết" (Kar, 2002) là tiểu thuyết duy nhất mang tính chính trị trong số bảy tiểu thuyết đã xuất bản của Orhan Pamuk. Bối cảnh của truyện diễn ra tại thành phố biên giới Kars vào năm 1992, khi tuyết lớn khiến nơi này bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới. Trong bối cảnh đó, Ka - một nhà thơ gốc Istanbul trở về từ Đức, vô tình trở thành nhân vật trung tâm trong cuộc đối đầu giữa phe Hồi giáo cực đoan và chính quyền thế tục.

Ka trở lại Kars không phải để tham gia chính trị, mà chủ yếu vì tìm kiếm tình yêu và cố nhân của mình - Ipek. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể tránh khỏi những mầu thuẫn chính trị và tôn giáo đang leo thang. Xuyên suốt cuốn sách, Ka bị cuốn vào những mối quan hệ phức tạp với Necip - một thanh niên Hồi giáo mơ mộng, với Lam (Blue) - một lãnh tụ Hồi giáo cực đoan, và với Ipek - người phụ nữ mà anh yêu.

Cuối cùng, Ka chết trong sự bị cô lập và tuyết trắng vô tận của Kars, mang theo những ân hỪdn, những giấc mơ chưa thể thành hiện thực, và nỗi đau về một cuộc đời bị chìm trong chính trị.


Đánh giá (Review)

Điểm mạnh

Tuyết là một tiểu thuyết đậm chất chính trị và xung đột tôn giáo, nhưng vẫn mang tính triết lý và triết học, khai thác sâu về bản chất con người.
✅ Những mâu thuẫn giữa Hồi giáo và thế tục, giữa cá nhân và xã hội được khắc hoạ rõ nét, đặc biệt qua số phận của Ka và Necip.
✅ Bài học về sự cô đơn của con người trước xã hội và chính trị đặt ra nhiều suy ngẫu lớn.

Điểm hạn chế

❌ Cách viết của Pamuk phức tạp, với nhiều chuyển mạch đột ngột, yêu cầu người đọc tập trung cao độ.
❌ Bối cảnh chính trị và tôn giáo đặc thù có thể khó hiểu với những ai không quen thuộc với lịch sử và địa chính Thổ Nhĩ Kỳ.

Đánh giá tổng thể: 4.5/5

"Tuyết" là một cuốn sách đầy sâu sắc về chính trị, xung đột văn hóa và kiến trúc nhân sinh. Dù không dành cho tất cả mọi người, đây vẫn là một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫu.

***

Cho đến nay thế giới được đọc bảy cuốn tiểu thuyết của Orhan Pamuk, trong đó ông chỉ có chủ định viết một cuốn duy nhất mang tính chính trị - Tuyết (Kar, 2002). Pamuk cũng không ngần ngại nói thẳng ra là ông chỉ muốn ẩn trong cái Tháp Ngà của mình.

Tuyết là một tiểu thuyết liên quan đến bối cảnh chính trị trong nước. Có cảm giác là Pamuk ở trạng thái bất ổn khi viết, nhất là khi đụng đến đề tài xung đột sắc tộc với dân Armenia hay người Kurd. Sự bất ổn đó toát ra ngôn ngữ, bắt người đọc (và người dịch) chuyển mạch liên tục.

Thành phố biên giới Kars năm 1992, do tuyết lớn mà ba ngày liền bị cắt lìa khỏi thế giới bên ngoài. Ka, một nhà thơ gốc Istanbul vừa trở về sau thời gian lưu vong tại Đức, thấy mình kẹt giữa một sân khấu nơi các màn kịch diễn ra chồng chéo: chính kịch tôn giáo - chính trị giữa phe Hồi giáo cực đoan và phe chính quyền thế tục, bi kịch tình ái giữa hai chị em sắc sảo và một tên khủng bố điển trai, hề kịch đảo chính bất thành của một cựu diễn viên nhà hát, tất cả diễn ra trên nền tấn trò đời các cô gái trẻ tự sát, được cho là vì bảo vệ tấm khăn trùm Hồi giáo trên mái tóc mình. vốn chỉ muốn yên ổn theo đuổi người đẹp bạn học cũ cũng như nhà thơ mới tìm lại được, Ka đã vô tình một cách có ý thức trở thành một vai cốt yếu giữa những màn kịch đan cài ấy, thay đổi nghiệt ngã số phận của bản thân cùng những người xung quanh.

...'Qua Horasan, xe buýt rẽ về phía Bắc đi Kars. Trên đường cua vòng vèo lên dốc, khi một chiếc xe ngựa đột ngột hiện ra và lái xe phải phanh gấp thì Ka thức giấc. Không mất nhiều thì giờ, ông thấy ngay không  khí bằng hữu đang lan tỏa trong xe do nỗi sợ chung. Khi xe đi sát bờ vực trên các đoạn cua phải giảm tốc độ, mặc dù ngồi ngay sau lái xe ông cũng đứng dậy như các hành khách đằng sau để nhìn xuống đường cho rõ hơn, khi một hành khách sốt sắng khác đang tự nguyện giúp lái xe chùi hơi nước bám trên kính bỏ lỡ đi một góc, Ka sẽ đưa ngón trỏ chỉ cho ông ta thấy (chẳng ai để ý đến cố gắng này). Khi bảo tuyết dữ dội hơn và cần gạt nước bất lực trên kính chắn gió trắng xóa, giống người lái xe, ông cũng cố gắng đoán đường nhựa bị phủ kín dẫn đến đâu.

Các biển báo giao thông bị tuyết phủ hết, không ai đọc nỗi. Khi bảo tuyết nổi lên dữ hơn, lái xe tắt đèn pha và đèn trong xe để nhận ra được rõ hơn trong ánh sáng nhập nhoạng. Các hành khách không chuyện trò với nhau nữa, sợ hãi quan sát những  ngõ nhỏ trong khu dân cư nghèo nàn phủ tuyết, ánh đèn mờ đục hắt ra từ những ngôi nhà một tầng đổ nát, những con đường đến mấy làng phía xa đã bị vùi lấp và vực sâu hiện ra mập mờ trong ánh đèn xe. nếu có chuyện trò với nhau thì họ cũng chỉ hạ giọng thì thầm'...
***
Tóm được bài review này cho cuốn 'Tuyết' của Orhan Pamuk, thích quá chừng nên lập tức ôm về cất vào kho. Phải nói là lúc ăn không hết khi lần chẳng ra, ngày xưa ad thấy cuốn này khắp nơi mà chần chừ không mua, giờ thành fan cuồng của bác Pamuk rồi thì nháo nhào lên kiếm, kiếm nữa, kiếm mãi... 

***Review có spoil nội dung và đã được chỉnh sửa.

-----------------------------------------
"Thành thật mà nói, mình không đủ sức đọc cuốn sách này. Mà vẫn ráng đọc hết vì đã lỡ mua về. Sai lầm thứ nhất ở chỗ mình đã không đọc qua bất kỳ lời giới thiệu nào trước khi mua nó. Sai lầm thứ hai thuộc về cái bạn design bìa sách của Nhã Nam, đã làm mình lầm tưởng rằng "Tuyết" là một cuốn sách êm đềm, nhẹ nhàng như truyện của Pautovski. Giá như bạn ấy xài màu xám thay vì màu xanh, mình sẽ được một chút cảnh báo.
Trên đây mới chỉ là những vấn đề khách quan. Còn chủ quan mà nói, cũng khá là nhục khi thừa nhận rằng kiến thức mình không đủ để đọc nó. Những thứ mình không hiểu ở đây có thể chất lên một đống. Đầu tiên phải kể đến thứ đậm đặc nhất đó là chính trị, thứ mình hoàn toàn không muốn đụng vào. Tiếp theo là Hồi giáo, tôn giáo mình chỉ được biết qua bản tin vài phút trên TV có liên quan tới những vụ đánh bom liều chết - mơ hồ và không hề có lời lý giải. Tiếp nữa là Kars, một thành phố u buồn nào đó của Thổ Nhĩ Kỳ, mình mới nghe tới lần đầu tiên, cách đây một khoảng vu vơ không xác định, thậm chí mình còn không nhớ nổi Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á hay châu Âu. Cuối cùng là Tuyết. Bạn không thể hình dung nổi vẻ đẹp của nó, sự lung linh huyền ảo hay cảm giác cô đơn trong Tuyết khi mà bạn mới chỉ thấy nó trong tủ lạnh.
Nhưng Ka là một thi sĩ. Cuộc đời ông chỉ dành những mối bận tâm cho thi ca. Không có chỗ cho chính trị. Sự trở về của ông chỉ để tìm kiếm hạnh phúc và những ký ức tuổi thơ. Nếu Ka có vô tình rơi vào chính trị thì cũng như mình vô tình đọc phải cuốn sách này, ngơ ngác trốn tránh nhưng cũng không cách nào thoát ra được. Ở một chừng mực nào đó, có thể mình hiểu được Ka.
Ka là một kẻ cô đơn. Ở Đức,ông là một kẻ tha hương còn khi quay về quê, ông lại thành một người Tây phương bị dân địa phương khinh ghét chối bỏ. Sự cô đơn thôi thúc ông trở lại với tín ngưỡng, Ka thừa nhận rằng càng ngày ông càng tin vào Allah. Nhưng đức tin của ông là như thế này: “Con muốn có một Allah mà đến tiếp kiến không cần cởi giày, không yêu cầu con hôn tay ai và phải quỳ gối. Một Allah hiểu nỗi cô đơn của con”. Xét cho cùng, thứ Ka tìm kiếm là hạnh phúc thực tại chứ không phải an lạc vĩnh hằng ở thế giới bên kia như phần đông những người Hồi giáo. Đối với mình, Allah hay Chúa hay Đức Phật mình cũng mong chờ có chừng ấy mà thôi. Điều con người ta cần nhất trong thế giới này chẳng phải điều giản dị đó hay sao, khi mà cô đơn gần như bao trùm khắp mọi ngóc ngách của trái đất, đâu chỉ là một nơi lạnh lẽo tuyết phủ như Kars.
Ở Kars, Ka gặp Necip - lúc đầu đến tìm Ka để khuyên ông gặp Lam (Blue), một trùm khủng bố đang bị truy nã - nhưng càng về sau, chủ đề xoay quanh cuộc gặp gỡ của họ chính là thơ ca và tình yêu. Necip yêu Kadife và Ka yêu Ipek - chị của cô. Giữa họ có một sự đồng cảm kỳ lạ, không hề có chỗ của chính trị và tôn giáo. Necip đơn thuần nhìn ông là một nhà thơ, đúng như Ka mong muốn.
“Thế gian đẹp xiết bao,” Necip thì thầm.
Ka hỏi: “Theo cậu, cái gì đẹp nhất trong đời?”
Họ im lặng, rồi Necip nói như tiết lộ một bí mật: “Tất cả.”
“Nhưng chẳng phải cuộc đời làm ta bất hạnh hay sao?”
“Đúng vậy, nhưng đó là lỗi của chúng ta, không phải lỗi của thế gian hay Đấng tạo hóa”.
Đây là lần gặp gỡ cuối cùng của Ka với Necip. Hai mươi sáu phút sau đó, Tuyết sẽ chia cắt thành phố này với thế giới, và trong lòng nó, một cuộc đảo chính quân sự đã nổ ra, một viên đạn trong cuộc đảo chính ấy đã xuyên qua mắt xé nát óc cậu. Necip chết. Bài thơ ra đời trong lần gặp cuối cùng đó Ka đặt tên là: Nơi không có Allah.
Chỉ có Necip, Ka và Tuyết. Cùng tình yêu của họ, không chỉ cho những nàng Scheherazade mắt huyền mà còn cho cả thế gian. Mục tiêu cuối cùng của các loại tôn giáo, mình nghĩ rốt cuộc cũng chỉ là để con người ta nhìn cuộc đời với những cặp mắt thế mà thôi. Muốn gì hơn nữa.
Cái chết của Necip và sau này là của Ka, đều là vì những động cơ chính trị. Cả hai đều là những kẻ mơ mộng ủy mị, yếu đuối và thật sự không có chỗ trong cái thế giới hỗn loạn này. Necip và Ka. “Tất cả chúng ta đều mong muốn gì đó trong đời, đúng không”. Necip muốn cưới Kadife, sống ở Istanbul và trở thành nhà văn Hồi giáo đầu tiên viết khoa học giả tưởng. Ka đã cười và thừa nhận họ giống nhau. Họ đều là những kẻ kiếm tìm hạnh phúc và nghĩ rằng: “Được hạnh phúc là tôi thấy đủ”. Nhưng sự thật là, như Lam - tên khủng bố đẹp trai đã hét vào mặt Ka lần cuối cùng: “Hãy biết là không có ai có được hạnh phúc khi thấy chỉ cần hạnh phúc là đủ.”
Lam đã đúng. Việc lao vào kiếm tìm hạnh phúc không làm Ka hạnh phúc. Nó chỉ khiến Ka mắc kẹt trong hàng đống mưu đồ chính trị và trở thành một kẻ gián điệp hai mang trong mắt mọi người. Mọi nỗ lực của Ka chỉ để dành giật tình yêu của Ipek và mang cô theo về Đức. Nhưng con người Ipek – vốn đã yêu Lam và vốn đã hoàn toàn thuộc về nơi này, như hàng trăm hệ tư tưởng mắc míu và bám rễ thì tình yêu của Ka hoàn toàn không đủ.
Ka chết. Tự dưng mình nghĩ rằng, con người ta cho dù có chán ghét chính trị cách mấy thì cũng không thể chối bỏ được rằng mình là một phần của chính trị. Thật là đáng chán. Như Ka, không phải chỉ cuộc đời cô đơn của ông, thơ của ông đã chứng minh cho tình trạng xung đột giữa các sắc tộc và tôn giáo, mà đến cả cái chết của ông cũng rơi vào vòng chính trị. Suốt cả đời ông tâm niệm đuổi theo nàng Thơ nhưng mọi ngả đường đều giăng những vòng cương tỏa. Ka không tìm ra được câu trả lời cho mình - một người trót mang hệ tư tưởng phương Tây trong khi huyết thống và tâm hồn thì vẫn mò mẫm tìm về tín ngưỡng dân tộc. Mà cánh cửa ấy cứ nặng nề không chịu mở.
Mình không hiểu về thế giới tâm linh của Hồi giáo. Thành thật mà nói thì những tin tức thời sự gần đây làm mình thiếu thiện cảm đối với thứ tôn giáo này. Nhưng đọc hết cuốn sách, dù cũng không thông suốt lắm mình cũng phải thừa nhận rằng, đúng như Necip nói, cái thế giới này be bét la lỗi tại chúng ta chứ không phải của một Đấng tạo hóa nào hết.
Còn đối với Ka, dù thế giới này rách nát tới đâu, Tuyết ở Kars vẫn đẹp, u buồn và lộng lẫy, nhất là khi Ka ngoảnh lại và thấy Tuyết rơi cả trong mắt Ipek."

Mời các bạn tải đọc sách Tuyết của tác giả Orhan Pamuk & Lê Quang (dịch).

Mọi người cũng tìm kiếm


Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)
Giá bìa 169.000

Giá bán

126.750

Tiết kiệm
42250 (25%)