Hơn hết, điều khác biệt so với những tác phẩm của Murakami từ trước đến nay, đó là phản ứng hời hợt của người đọc, từ những tín đồ cuồng nhiệt “Halquist” cho đến cả những độc giả bình thường. Mặc dù kết hợp phần thứ nhất “Arawareru Idea Hen” (tạm dịch: Ý tưởng xuất hiện) và phần thứ 2 “Utsurou Metaphor Hen” (tạm dịch: Phép ẩn dụ dịch chuyển) và phát hành đến 130 phần, thế nhưng, quả là một trường hợp khác thường khi phản ứng của độc giả lại ít đến như vậy. Có thể thấy rằng tác phẩm dường như đã bị “xuyên suốt hoàn toàn” bởi thế giới.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa “Giết kẻ chỉ huy” lại “không hay”. Suy cho cùng, về lý do mà trường thiên tiểu thuyết mới của Haruki không được đón nhận, các nhà chuyên môn chỉ ra rằng “đó là bởi “Cơn sốt Murakami” đã kết thúc”.
“Giết kẻ chỉ huy” khác với những tác phẩm từ trước đến nay như thế nào?
“Nếu so sánh với tác phẩm “Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương” (Công ty xuất bản Bungeishunju) trước đó, “Giết kẻ chỉ huy” có lẽ không được sắp đặt một cách khôn khéo.”
Đó là những lời của nhà phê bình văn học Oomori Nozomi. Thật ra, không phải chỉ có Oomori, trong giới văn đàn có không ít các nhà chuyên môn phẩm bình về “Giết kẻ chỉ huy”.
Cuốn sách này viết về nhân vật “Tôi” – một họa sĩ 36 tuổi bị đẩy vào sự chia ly với phụ nữ, sống ly thân ở ngoại ô Odawara – bị cuốn vào một sự kiện kỳ lạ, từ đó trải qua rất nhiều chuyện và cuối cùng trở lại không chỉ cùng với một người phụ nữ. Có thể nói, mặc dù vẫn là một cuốn tiểu thuyết mở ra hoàn toàn thế giới của Haruki như mọi khi, tuy nhiên khác với những tác phẩm từ trước đến nay, câu chuyện này không hoàn toàn tan vỡ.
“Giết kẻ chỉ huy” chỉ rõ “đây là câu chuyện diễn ra trong 9 tháng tôi ly thân với vợ” ngay tại phần đầu tiên của câu chuyện, và sau khi đã lý giải cẩn thận được thời kỳ đó, câu chuyện kết thúc. Sau khi giải quyết lớp vỏ căn nguyên cùng với người phụ nữ đã ly thân, cuối cùng một đứa trẻ ra đời và câu chuyện có một cái kết yên bình. Khi so sánh với các tác phẩm dường như cứ kéo dài mãi như “1Q84” (NXB Shincho), thì cuốn tiểu thuyết này lại mang đến cho người đọc cảm giác hoàn toàn kết thúc.
Bên cạnh đó, Ookami cũng chỉ ra rằng “Giết kẻ chỉ huy” tử tế với độc giả hơn so với những tác phẩm từ trước đến nay.
Những tác phẩm của Murakami luôn lặp lại một motip, một trong số những hình mẫu đó là giao phó việc lý giải motip này cho sự phán đoán của độc giả. Tác phẩm này cũng vậy, chuyến đi đến thế giới siêu thực thông qua một hầm chứa, sự xuất hiện của những cô gái kỳ lạ, mang thai thông qua mộng tinh – như một cuộc diễu hành của motip đậm chất Haruki, những điều không thể có trong thế giới hiện thực cứ lần lượt xảy ra, khác với “cách cho thấy” của mọi khi.
“Đặc trưng của “Giết kẻ chỉ huy” là làm rõ kết cấu của câu chuyện về sự trưởng thành của nhân vật chính sau khi trải qua những thử thách và đến cả cấu trúc tiểu thuyết bên trong tác phẩm cũng được Haruki giải thích một cách nhẹ nhàng. Những nhân vật đầy cá tính như “Chỉ huy” hay “Kaonaga” cũng là điểm cuốn hút trong tác phẩm này.” (Oomori Nozomi)
Mặc dù vậy, tại sao “Giết kẻ chỉ huy” lại hoàn toàn không được chú ý?
“Hiện tượng Haruki” đã trở nên quá quen thuộc và nhàm chán?
Lý do đầu tiên ta có thể nghĩ đến, đó là “do yếu tố ảo tưởng mạnh lên, nên độc giả không thể theo kịp”.
“Ví dụ, trong “Tazaki Tsukuru không màu”, nhân vật chính Tazaki bị những người bạn thân thời trung học “loại trừ”, đó là một câu chuyện mà những người đọc thông thường cũng có thể dễ dàng đồng cảm. Nếu so sánh với tác phẩm đó, “Giết kẻ chỉ huy” lại giống như một “triết lý” hay một “phép ẩn dụ” đương nhiên.” (Oomori Nozomi)
Rin (bookaholic.vn - theo Business Journal)