DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Chúng ta đã tiếp nhận Tổ Tiên di sản, điều này làm cho Trung Hoa huy hoàng rồi mấy nghìn năm, chúng ta là như thế yên tâm thoải mái, chưa bao giờ nghĩ tới phải về về cái kia tại đốt rẫy gieo hạt trong đau khổ tìm kiếm đường ra thời đại. Trở về chúng ta cực khổ Tổ Tiên, cũng từ trong tìm được cố hương chính thức ý nghĩa, chính là quyển sách muốn nói câu chuyện.
***
Chú Thích Về Các Điển Tích, Nhân Vật Trong Truyện.

1.Điền Hoàng và năm trăm tráng sĩ:

Điền Hoàng là vua chư hầu thời Hán Sở trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia khởi nghĩa chống sự cai trị của nhà Tần và phục hồi nước Tề như cục diện thời Chiến Quốc.

Sau khi Lưu Bang lập ra nhà Hán, Điền Hoàng tự sát.

Lưu Bang phong cho 2 môn khách của Điền Hoành làm đô úy, rồi sai 2000 quan quân đi làm lễ an táng ông theo nghi lễ vương hầu.

Sau khi chôn cất Điền Hoành xong, hai môn khách của ông đào sẵn hai cái hố bên cạnh mộ ông rồi tự sát luôn ở hai hố đó. Lưu Bang nghe tin hai môn khách từ chối làm quan mà chết theo Điền Hoành càng kinh ngạc hơn, khâm phục Điền Hoành có những thủ hạ hiền năng. Sau đó Lưu Bang lại cho triệu 500 tráng sĩ của ông ngoài đảo về Lạc Dương.

Năm trăm tráng sĩ của Điền Hoành nghe tin đều đi gấp về Lạc Dương. Nghe tin Điền Hoành và 2 môn khách đã chết ra sao, các tráng sĩ hỏi rõ chỗ mộ phần của ông, rồi cùng đến trước mộ, vái tạ ba vái và nhất loạt tự vẫn chết theo ông. Tin ấy truyền đi khiến cả kinh thành Lạc Dương xôn xao. Ai cũng khâm phục anh em Điền Hoành giỏi chiêu hiền đãi sĩ nên có nhiều người tận trung.

2.Không ăn gạo của nhà Chu Bá Di Thúc Tề:

Nghe tin Tây Bá Cơ Xương là người trọng đãi hiền sĩ, anh em Bá Di tìm đến. Nhưng khi hai người đến nơi thì Cơ Xương đã qua đời, con là Cơ Phát lên thay, mang quân đánh vua Trụ tàn bạo. Bá Di cùng em đến trước ngựa của Cơ Phát can rằng: Cha chết không chôn lại gây việc can qua có thể gọi là hiếu không? Là bầy tôi giết vua có thể gọi là nhân không?

Cơ Phát không nghe. Những người hộ vệ của Cơ Phát định giết anh em Bá Di nhưng Khương Tử Nha ngăn lại và đỡ anh em ông dậy và cho đi nơi khác.

Cơ Phát mang đại quân cùng các chư hầu đánh vua Trụ. Vì Trụ tàn bạo mất lòng người nên bị đại bại ở trận Mục Dã, tự thiêu mà chết.

Cơ Phát lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Chu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Chu diệt bạo chúa[1], bèn cùng nhau thề không ăn thóc nhà Chu.

Bá Di và Thúc Tề lên núi Thú Dương, hái rau vi ăn qua bữa. Rau vi không thể nuôi sống được, cuối cùng ông và Thúc Tề đều chết đói tại núi Thú Dương.

3. Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Triệt (劉徹), là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là con trai thứ 11 của Hán Cảnh Đế, vua thứ sáu của nhà Hán với hoàng hậu thứ hai là Vương Chí. Thời trẻ, Lưu Triệt giành được ngôi thái tử của anh trai Lưu Vinh nhờ vào cuộc hôn nhân cùng với Trần Hoàng hậu. Năm 141 TCN, sau cái chết của cha, ông bước lên ngôi hoàng đế và cai trị từ năm 140 TCN đến 87 TCN (54 năm), là vua trị vì lâu nhất trong các vua nhà Hán và lâu nhất ở Trung Quốc từ sau đời Tần Chiêu Tương vương đến trước đời Khang Hi.

Ông được đánh giá là vị hoàng đế tài ba, đã làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài. Dưới thời trị vì của ông, nhà Hán đã phát triển lớn về chính trị và quân đội, tiến hành các cuộc xâm lược vào Vệ Mãn Triều Tiên, Dạ Lang, Hung Nô, Nam Việt, Mân Việt, Đông Âu; kết thân và thiết lập quan hệ với các nước ở phía tây, mở rộng lãnh thổ phía đông đến bán đảo Triều Tiên, phía bắc đến vùng sa mạc Gobi, phía nam tới miền Bách Việt và phía tây vươn ra tận Trung Á.

Ông chủ trương sử dụng Nho giáo làm tư tưởng trị nước, nhưng cũng tôn sùng Đạo giáo. Về cuối đời, do tin vào thuật trường sinh bất lão, ông đã tiêu tốn rất nhiều vàng bạc để đi tìm thuốc trường sinh và tin dùng gian thần Giang Sung, dẫn đến vụ án Vu Cổ vào năm 91 TCN và cái chết của thái tử Lưu Cứ, người con trai trưởng của ông. Ông qua đời ở tuổi 69.

4.Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế tin tưởng, cho vào cung làm thị trung, bảo vệ cho hoàng đế. Năm 123 TCN, Vũ Đế cử ông cùng với cậu là Vệ Thanh dẫn quân chinh phạt Hung Nô ở phía bắc, lúc đó ông mới 18 tuổi. Trong lần cầm quân này, Hoắc Khứ Bệnh chỉ với 800 người đã tiến sâu vào được lãnh thổ Hung Nô, chém tộng cộng 2028 người Hung Nô, buộc quân Hung Nô phải rút chạy, đồng thời ông còn bắt sống được thúc phụ của thiền vu Hung Nô là La Cô Bỉ và giết được ông của thiền vu. Do chiến công này, Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế khen ngợi, phong làm Phiêu diêu giáo úy, tước Quan Quân hầu.

Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế thăng Hoắc Khứ Bệnh làm Phiêu kị tướng quân, và ra lệnh ông đánh Hung Nô lần thứ hai. Ông chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ gồm 1 vạn phiêu kị quân tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã tiến sâu vào 1000 dặm qua 5 tiểu quốc của Hung Nô, giết 9000 quân Hung Nô và bắt được hơn 1000 người. Chiến thắng ở Hà Tây lần này đã giúp nhà Hán khống chế hoàn toàn khu vực Hà Tây, buộc quân Hung Nô lui về phía bắc.

Cũng trong lần chỉ huy này, Hoắc Khứ Bệnh đi ngang qua huyện Bình Dương gặp và nhận lại cha là Hoắc Trọng Phụ và người em trai là Hoắc Quang. Cùng năm đó, Hoắc Khứ Bệnh đưa Hoắc Quang về kinh đô Trường An và tiến cử lên Hán Vũ Đế. Do sự tiến cử của anh, Hoắc Quang tuy mới khoảng 10 tuổi cũng đã được phong làm Lang quân rồi Tào quan và Thị trung[4].

Sau đó, năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử 100000 kị binh đánh Hung Nô, giao cho Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh mỗi người chỉ huy 50000 quân chia làm hai ngả đánh sâu vào địa phận Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh tiến quân theo hướng tây, đuổi người Hung Nô tới tận Lang Cư Tư Sơn, còn Vệ Thanh theo hướng đông đánh vào triều đình Hung Nô. Trong trận chiến này, ông dẫn quân vượt 2000 dặm tiến vào Đại quận, đánh bại quân Hung Nô do Tả Hiền Vương chỉ huy, tiêu diệt 70443 tên địch, từ đó Hung Nô chạy xa không dám quay lại, xóa được nạn Hung Nô uy hiếp triều đình. Do chiến công này, ông cùng Vệ Thanh đều được phong làm Đại tư mã.

5.Đông Phương Sóc ( khoảng 154 TCN - 93 TCN) là một học giả nổi tiếng ở tỉnh Sơn Đông, cùng thời với Tư Mã Thiên và dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Ông là một người kì trí đa mưu, tinh thông văn sử, đã giúp cho Hán Vũ Đế diệt trừ các thế lực đen tối ở hậu cung; đồng thời đánh bại các chư hầu âm mưu chia rẽ đất nước. Bên cạnh đó, Đông Phương Sóc còn đưa ra nhiều kế sách được người đời xem như là Y Quốc Mật Phương.Với tài năng thiên phú, Đông Phương Sóc luôn được Hán Vũ Đế trọng dụng nhưng tuyệt nhiên không được phong chức đề bạt. Bản tính hiên ngang, không sợ chết, ông thường dùng những câu chuyện hài hước để châm biếm, đã kích bọn quan tham ô lại. Cũng chính vì thế mà Đông Phương Sóc luôn trở thành cái gai trong mắt bọn quan tham, và chúng đã âm mưu hãm hại ông bằng cách xàm tấu với vua để liệt ông vào dạng lộng thần.
 
Mời các bạn đón đọc Hán Hương của tác giả Kiết Dữ 2.

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000