Hiệu Sách Cuối Cùng Ở London |
|
Tác giả | Madeline Martin |
Bộ sách | |
Thể loại | Best seller |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 |
Lượt xem | 759 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 Sách Nói Audio full Madeline Martin Phương Hạ Best Seller Lãng Mạn Tiểu Thuyết Thế Chiến 2 Chiến Tranh Lịch Sử Văn Học Mỹ Văn học Phương Tây |
Nguồn | ebook©vctvegroup |
Hiệu sách cuối cùng ở London là cuốn tiểu thuyết tình cảm hấp dẫn, là những trang sử ghi lại quãng thời gian khó khăn của người dân London trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Được truyền cảm hứng từ quá khứ có thật của số ít hiệu sách còn tồn tại sau cuộc oanh kích của Đức quốc xã, cuốn sách đã kể lại một câu chuyện về những mất mát của thời chiến, về tình yêu và sức mạnh của văn chương giúp con người ta vượt qua giai đoạn đen tối nhất.
Cuốn sách đưa bạn quay trở lại thời điểm tháng 8 năm 1939, lúc ấy người dân London đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh khi lực lượng của Hitler tràn qua châu Âu. Người hùng trong cuốn sách, Grace Bennett, là một cô gái luôn ấp ủ mong ước được chuyển đến London sinh sống. Khi cô cùng người bạn thân Viv đặt chân đến đây thì chiến tranh sắp sửa nổ ra. Hai cô gái đến sống cùng người bạn thân nhất của mẹ Grace, bà Weatherford, và cậu con trai của bà. Sau đó, Grace được giới thiệu tới làm việc tại hiệu sách Đồi Primrose. Vốn không phải là người được đọc nhiều sách do hoàn cảnh khách quan, cô chỉ dự định làm tại đó 6 tháng để xin được thư giới thiệu của ông chủ hiệu sách, rồi chuyển sang nơi khác làm việc cùng cô bạn thân.
Trong quãng thời gian Grace làm việc tại hiệu sách Đồi Primrose, chiến tranh đã nổ ra. Đức quốc xã cho ném bom khắp thành phố London, phá hủy biết bao tòa nhà và cướp đi mạng sống của hàng nghìn người. Nhưng nhờ được làm việc trong hiệu sách và được truyền cảm hứng từ những người cô gặp nơi đây, Grace dần yêu thích sách hơn, và đồng thời cô đem tình yêu sách đó lan tỏa tới mọi người. Trải qua những đợt giới nghiêm, những đêm mưa bom bão đạn triền miên, cô đã khám phá ra sức mạnh của việc gắn kết cộng đồng thông qua việc đọc sách – một sức mạnh chiến thắng ngay cả trong những đêm đen tối nhất của cuộc chiến.
Hiệu sách cuối cùng ở London được ví như bức thư tình sâu lắng và xúc động, bởi trong đó là vô vàn những câu chuyện tình yêu: tình yêu đôi lứa, tình yêu văn chương, tình cảm gia đình và bạn bè, tình đoàn kết trong một cộng đồng, tình yêu đất nước,… Nhờ những tình cảm đó mà hiệu sách Đồi Primrose – nơi gắn kết trái tim – đã may mắn trở thành hiệu sách duy nhất còn sót lại ở London, dù cũng từng một lần bị mưa bom của Đức quốc xã giội xuống.
Với thông điệp nhấn mạnh sức mạnh của sách giúp con người vượt qua mọi quãng thời gian đen tối, khó khăn, Hiệu sách cuối cùng ở London đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của độc giả trên toàn cầu, đồng thời đạt được nhiều thành tích ấn tượng ngay sau khi xuất bản. Đó là lý do tại sao cuốn sách này đáng được bạn đầu tư thời gian để đọc nó!
Thông tin về tác giả:
Madeline Martin là tác giả sách bán chạy nhất được hai tờ báo New York Times và USA TODAY bình chọn. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Flagler với tấm bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, Madeline làm việc cho một tập đoàn tại Mỹ. Là người yêu thích lịch sử và dành trọn thời gian, tâm trí nghiên cứu lĩnh vực này, những tác phẩm của bà thường là tiểu thuyết lịch sử lãng mạn và tiểu thuyết lịch sử hư cấu.
***
Tiểu thuyết Hiệu Sách Cuối Cùng Ở London là câu chuyện về tình yêu sách, lòng kiên cường và sức mạnh tinh thần trong thời chiến. Lấy bối cảnh London vào tháng 8 năm 1939, khi nước Anh đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh từ Đức quốc xã, tác phẩm theo chân Grace Bennett – một cô gái trẻ luôn mơ ước được sống tại London. Cùng người bạn thân Viv, Grace đến thủ đô và tạm trú tại nhà bà Weatherford – bạn thân của mẹ cô.
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc, Grace được giới thiệu vào hiệu sách Đồi Primrose, một tiệm sách nhỏ cũ kỹ của ông Evans. Ban đầu, Grace không thực sự đam mê sách, nhưng dần dần, nhờ chàng trai George Anderson, cô tìm thấy niềm yêu thích văn chương. Khi chiến tranh nổ ra, London trở thành mục tiêu không kích của Đức quốc xã, nhiều tòa nhà và mạng sống bị tàn phá. Tuy nhiên, giữa khói lửa bom đạn, Grace nhận ra rằng sách không chỉ là phương tiện giải trí mà còn giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi, gắn kết cộng đồng và mang lại hy vọng.
Bằng những nỗ lực của mình, Grace không chỉ vực dậy hiệu sách Đồi Primrose mà còn biến nơi này thành điểm đến ấm áp cho người dân London giữa thời kỳ hỗn loạn. Cuốn tiểu thuyết kết thúc bằng một cái kết có hậu, với sự khởi sắc của hiệu sách và tình yêu nảy nở giữa Grace và George.
? Thông điệp nhân văn & Sức mạnh của văn chương
Một trong những điểm mạnh nhất của tiểu thuyết là cách Madeline Martin khắc họa vai trò của sách trong thời chiến. Thông qua nhân vật Grace Bennett, tác giả nhấn mạnh rằng sách không chỉ là tri thức mà còn là nguồn an ủi, giúp con người thoát khỏi hiện thực khắc nghiệt. Việc Grace lan tỏa tình yêu sách giữa bối cảnh chiến tranh càng làm nổi bật thông điệp rằng văn chương có thể soi sáng ngay cả những ngày đen tối nhất.
? Nhân vật chính – Hành trình trưởng thành & phát triển
Grace Bennett là một nhân vật dễ đồng cảm. Từ một cô gái e dè, không có đam mê với sách, cô trở thành một người mang lại niềm cảm hứng đọc cho cộng đồng. Quá trình trưởng thành của Grace được xây dựng chặt chẽ và thực tế, đặc biệt là khi cô đối diện với nỗi đau mất mát nhưng vẫn giữ vững tinh thần.
? Bối cảnh lịch sử chân thực & cảm xúc mạnh mẽ
Tác phẩm không chỉ tái hiện được không khí hoảng loạn của London trong Thế chiến II mà còn đưa người đọc vào những góc khuất của cuộc sống thời chiến – nơi những người phụ nữ, người già và trẻ em kiên trì bám trụ trong thành phố. Hình ảnh những hiệu sách bị tàn phá nhưng vẫn tồn tại như một biểu tượng của tri thức và hy vọng mang đến nhiều xúc cảm sâu sắc.
? Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, không chiếm sóng
Dù có yếu tố lãng mạn giữa Grace và George, tác phẩm không sa đà vào tình yêu đôi lứa mà tập trung vào hành trình của nhân vật chính và ý nghĩa của văn chương. Điều này giúp câu chuyện có chiều sâu hơn và không bị biến thành một tiểu thuyết tình cảm thông thường.
? Cốt truyện khá dễ đoán, không có nhiều cao trào bất ngờ.
? Nhân vật phụ chưa có nhiều đất diễn, đặc biệt là Viv – bạn thân của Grace.
⭐ Đánh giá: 4.5/5 ⭐
Hiệu Sách Cuối Cùng Ở London là một cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng, sâu lắng, phù hợp với những ai yêu thích sách và muốn tìm kiếm một câu chuyện truyền cảm hứng. Tác phẩm tôn vinh sức mạnh của văn chương trong việc xoa dịu tâm hồn và kết nối con người, đồng thời mang đến một góc nhìn mới mẻ về cuộc sống giữa chiến tranh. Nếu bạn yêu thích tiểu thuyết lịch sử pha lẫn cảm xúc nhân văn, đây là cuốn sách không thể bỏ qua!
***
Tháng 8 năm 1939, lực lượng của Hitler càn quét qua Châu Âu khiến thành phố London (Anh) phải gấp rút chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh ấy, hầu hết đàn ông phải ra chiến trận; phụ nữ, người già và trẻ em trụ lại, sống trong nỗi lo sợ và hoài ngóng tin tức nơi chiến trường.
Thế nhưng, giữa những biến động của thời cuộc, có một hiệu sách cũ kỹ nằm im lìm trong lòng thành phố như một khoảng lặng giữa bom đạn. Hiệu sách ấy đã đem lại tri thức và cả sự bình yên cho người dân trong vùng.
Nhân vật chính của câu chuyện là Grace Bennett - một cô gái luôn ấp ủ ước mơ được chuyển đến sống ở London. Và rồi cô được người quen giới thiệu làm việc tại hiệu sách Đồi Primrose của ông chủ Evans. Bằng tình yêu sách được nhen nhóm từ George Anderson - một chàng trai mới gặp, cô bắt đầu tìm hiểu về sách vở nhiều hơn, dù trước đó, cả tuổi thơ cô chỉ được nhìn thấy cuốn sách duy nhất là “Truyện cổ Grimm”.
“Thắp sáng những ngày tháng tắt điện tăm tối bằng niềm vui khi thưởng thức các trang sách hoặc đọc sách để bước vào một chuyến phiêu lưu mới mẻ, thoát khỏi cuộc chiến khắc nghiệt này” - là câu nói của chàng trai George Anderson khi trải lòng với Grace Bennett về tình yêu sách. Câu nói ấy đã thực sự chạm đến trái tim cô gái, đánh thức mong muốn đọc sách trong Grace Bennett.
Lấy bối cảnh bóng đen của cuộc chiến đang rình rập, hiệu sách Đồi Primrose từng là nơi ít người ghé đến, phần vì thời cuộc khiến người ta ít quan tâm đến sách vở; phần vì sự cũ kỹ, bụi bặm của nó.
Bắt tay với công việc ở Đồi Primrose, ban đầu, lòng Grace Bennett đầy hoang mang và lo lắng. Cô e sợ rằng, mình sẽ phải bán một loại mặt hàng mà bản thân lại không hề biết gì về nó. Rồi khi khách hỏi mua sách, cô có thể tìm ra chúng? Hiệu sách có những cuốn nào? Bìa của chúng trông ra sao? Nội dung từng cuốn viết về gì?...
Trải qua những ngày lóng ngóng với các chồng sách lẫn lộn, dần dần, Grace Bennett cũng bắt đầu làm quen với công việc của mình. Điều đầu tiên cô muốn làm để thay đổi hiệu sách cũ kỹ này là lau dọn bụi bặm và sắp xếp lại sách theo hệ thống quy củ. Cô phát hiện ra bên dưới lớp bụi dày đặc, hiệu sách hiện ra “khá trang nhã với những hoa văn uốn lượn mềm mại được chạm khắc ở các góc và lớp sơn màu hạt dẻ đáng yêu”.
Tiếp đến, cô chọn ra những cuốn có bìa bắt mắt, xếp thành một đường cong để trưng bày ở ô cửa sổ lớn. Mục đích là biến nơi đây trở nên ấm cúng và hiếu khách hơn.
Những ngày tiếp theo, Grace Bennett quyết tâm tìm hiểu xem những người London khác quảng cáo hiệu sách của họ như thế nào. Cô mang trong mình mong muốn vực dậy Đồi Primrose. Grace Bennett đã nỗ lực không ngừng để làm thay đổi hiệu sách vốn bị phủ mờ bởi “lớp bụi lưu niên”, biến nó trở thành điểm hẹn văn hóa cho thành phố, nơi mà ngày ngày người ta kéo nhau đến mua sách và đắm chìm trong văn chương.
Hành trình làm việc tại một hiệu sách, dùng tình yêu sách để tránh tiếng bom, lan tỏa những điều nhân văn, giá trị nhất đến con người được tác giả nổi tiếng Madeline Martin chọn thể loại tiểu thuyết nhằm tăng tính lãng mạn nhất định cho tác phẩm, một mặt làm giảm nhẹ tính khốc liệt của chiến tranh; mặt khác, ca ngợi vẻ đẹp của văn chương.
Trong quãng thời gian chiến tranh nổ ra, Đức quốc xã cho ném bom khắp thành phố London, phá hủy biết bao tòa nhà và cướp đi mạng sống của hàng nghìn người, trong đó có cả những người thân yêu nhất của Grace Bennett. Nhưng có lẽ, nhờ sống trong thế giới sách và được truyền cảm hứng từ những người đam mê đọc sách xung quanh, cô gái trẻ dần yêu thích việc đọc, từ đó, đem tình yêu lan tỏa mãnh liệt hơn tới mọi người.
Càng trải qua những đợt giới nghiêm và các cuộc không kích dữ dội của Đức quốc xã, Grace Bennett càng khám phá ra sức mạnh của việc gắn kết tinh thần cộng đồng thông qua việc đọc sách. Cô lạc quan tin tưởng văn chương sẽ là yếu tố chống lại những đêm đen tối nhất của cuộc chiến lúc bấy giờ.
Đọc cuốn tiểu thuyết, độc giả cũng dễ dàng nhận ra những cây bút và tác phẩm yêu thích của tác giả Madeline Martin được khéo léo lồng ghép vào các tình tiết truyện. Chẳng hạn như “Bá tước Monte Cristo” (cuốn sách đầu tiên nhân vật nữ chính được khuyên đọc) và sách của các tác giả Charles Dickens, Jane Austen, Charlotte Bronte... Đây phải chăng cũng là một cách để Madeline Martin tri ân văn học kinh điển của vương quốc Anh? Có lẽ cũng vì thế mà tên nhân vật nữ - Grace Bennett - được bà lấy cảm hứng theo tên của Elizabeth Bennett (nữ nhân vật nổi bật của văn học Anh trong tác phẩm “Kiêu hãnh và định kiến”).
“Hiệu sách cuối cùng ở London” gồm 21 chương, bắt đầu từ hành trình cô nàng Grace Bennett cùng bạn đến London và khép lại bằng cái kết có hậu về mối tình chớm nở của nữ chính cùng chàng trai lịch thiệp có đam mê đọc sách George Anderson. Do đó, tác phẩm được ví như một “bức thư tình” giữa hiệu sách nằm giữa lòng thành phố London, bởi trong đó ẩn chứa vô vàn câu chuyện tình yêu, cả tình cảm đôi lứa, tình bạn, tình đoàn kết và tình yêu văn chương.
Với thông điệp nêu cao sức mạnh của sách giúp con người vượt qua mọi quãng thời gian đen tối, khó khăn, “Hiệu sách cuối cùng ở London” do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Tân Việt Books phát hành đã giành được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của độc giả trên toàn cầu, đồng thời nhận được nhiều đánh giá cao ngay khi vừa ra mắt.