DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Một chuyện tình từ thời Dân quốc giữa thương nhân Diệp Côn và thầy giáo Đồng Nhạn Linh. Hay bức tranh về cuộc đời họ, từ vinh nhục, từ trắc trở, từ hạnh phúc cho đến khi cái chết chia lìa.

Vào một buổi chiều tà, à lại là buổi chiều bởi mỗi khi vào khoảng ấy trong ngày thì tâm trí tôi lại thường không nghe lời, nó thường buông mình bay theo những làn gió, mải mê với nhân sinh vô thường. Có một lần khi đang lang thang giữa những tầng mây, bỗng một cánh chim đâu đó bay qua làm xáo trộn tâm trí, và rồi một câu bật ra: “Nhạn bay qua, chợt đau lòng.”
 
Ồ, câu này là của ngài Diệp - Sương chiều não nề đây mà, ngài đây cảm thán một chút vì thầy Đồng đi trước ngài, nhưng cảm thán thôi, chứ ngài vẫn là hài lòng lắm, thỏa mãn lắm với kiếp người đã đi qua.

SƯƠNG CHIỀU NÃO NỀ - TIẾNG THỞ DÀI NHÂN SINH MỸ MÃN

Câu chuyện giữa Đồng Nhạn Linh và Diệp Côn bắt đầu từ năm 1926.

1926, năm Dân quốc thứ mười lăm.

Dân quốc, một thời đại không hẹn ước.

Buổi đầu gặp gỡ chẳng có gì là đẹp đẽ lưu lại cho nhau.

Thầy Đồng là người đọc sách, một hình tượng khiêm khiêm quân tử, ôn nhuận như ngọc. Nhưng chính bản thân thầy cũng lại là một bức tranh thể hiện sự mâu thuẫn, tràn đầy ý bất đắc dĩ.

Nhưng cái nhìn của tôi lại quá thiếu sót, thầy Đồng vẽ thế nào ư, có lẽ nên vẽ qua lời của ngài Diệp “Nhã nhặn, thể diện, cung kính, khiêm tốn, tuy không giỏi che giấu cảm xúc cá nhân nhưng vẻ tự nhiên hòa quyện với điệu bộ đè nén, vẻ vui sướng mà không dung tục, đau đớn mà ẩn nhẫn, khí chất nội liễm nhu hòa, cùng thái độ không kiêu ngạo không siểm nịnh, chúng mâu thuẫn với nhau, nhưng cũng thống nhất, kết hợp, đan quyện vào nhau, khắc ra một Đồng Nhạn Linh hoàn chỉnh.”

Đồng Nhạn Linh sinh ra trong một gia đình gia giáo, là con cả trong cặp anh em song sinh. Tuy đồng tuổi nhưng vì đeo trên vai cái danh con lớn ấy mà Nhạn Linh buộc mình phải bất đắc dĩ nhiều thứ. Anh phải đạo mạo đoan trang vì ý của cha, dù rất buông thả mà làm nũng với mẹ, phải gồng mình chống đỡ gia đình, dù rất muốn vô ưu như em trai. Có thể anh không thích giới nhà giàu nhưng vẫn nhận lời đi dạy chỉ vì đảm bảo thu nhập cho gia đình. Dù anh nhiệt tình như hỏa thì cũng phải khép mình vào bốn chữ “Khiêm khiêm quân tử”. Rất muốn, rất muốn làm nhiều thứ nhưng rốt cuộc chỉ có thể dồn ép bản thân vào chỗ mâu thuẫn.

Tất cả chỉ là một thứ gì đó khuất nghẹn, mà Đồng Nhạn Linh có thể sẽ nguyện ý giữ chặt cả đời nếu như không có giây phút gặp gỡ ấy.

Diệp Côn – Đại thiếu gia nhà họ Diệp, một thương nhân tận chức. Tri thư lễ nghĩa đều giỏi “Trong sắc bén lại lộ ra nghiêm túc cẩn thận, nhìn quy củ thể diện nhưng thật ra trong khung vẫn có nét hung tàn”, một kết luận đầy đủ của cậu em Diệp Bằng đã phác họa tốt chân dung của ngài Diệp.

Một Diệp Côn thương nhân có thể thoải mái bàn bạc chuyện trao đổi thân xác với người đọc sách như thầy Đồng như là đang bàn bạc một vụ mua bán bình thường. Một người đầy tự tin rằng mình là hùng ưng nên đỉnh cao, xem thường mọi con mồi, vậy mà cuộc đời lại định là kẻ để Nhạn Linh có thể thả lỏng dựa vào, có thể buông lơi để mà làm nũng.

Là bởi hùng ưng khi mải mê săn đuổi chú nhạn bé nhỏ đã sơ ý hạ thấp vị trí của mình mất rồi, trong lúc vô tình mà lộ ra ôn nhu vững chãi. Chú nhạn dưới móng vuốt hùng ưng là nguy hiểm cận kề hay che chở quẩn quanh.

Một Nhạn Linh bị nhìn thấu, bị chọc thủng dần bước ra ánh sáng, thể hiện rõ sự quật cường lẫn kiên trì cất giấu sâu trong nội tâm. Dù có đau khổ thì vẫn phải nhớ thu thập cho đạo mạo.

“Công việc vẫn phải làm, tiền vẫn phải kiếm, nhà cũng vẫn phải nuôi,
Chung quy anh chẳng thể nào bỏ nhà bỏ cha bỏ mẹ mà đi tìm cái chết.”

Hay khi phát hiện ra sự phản bội của người cha, anh vẫn bình tĩnh giải quyết. Khi cha chết, anh vẫn một tay xử lý mọi việc kế cả chăm lo cho đứa con rơi. Anh vẫn làm thật tốt.

Thật cảm kích ngài Diệp! Hẳn là nên cảm ơn vì ngài đã luôn có mặt bên cạnh trong những lúc Nhạn Linh cần.

Một Diệp đại thiếu gia quen thói kiêu ngạo ương ngạnh cũng có lúc phải nóng nảy nhăn mày.

Cũng sẽ đọc thơ tình cho Nhạn Linh, cũng sẽ trao tặng một đóa hoa quỳnh đương kì nở rộ đẹp nhất.

“Tôi bảo em đi em bèn đi thật? Em có biết em mang luôn cả thế giới tôi đi?” Bá đạo mà thâm tình. Mạnh mẽ nhét thẳng vào tim người, Nhạn Linh trốn đi đâu được chứ!

Một quyết định quan trọng cả đời người lại được đưa ra chóng vánh như thế.
“Tôi trước giờ làm việc chưa từng rối rắm lâu, cũng không lo nghĩ chuyện hối hận hay không. Lúc trước tôi tới tìm em cũng không suy nghĩ quá mười giây”.

Một lời tỏ tình sặc mùi tiền lại có thể động nhân như thế.

“Chỉ cần em không hối hận, vui vẻ ở bên tôi, tôi nhất định sẽ không phụ lòng em. Nếu em thật sự không có điều kiện gì, nếu sợ tương lai chúng ta không thể ở chung, tôi ký một bản hợp đồng cho em, sản nghiệp đứng tên tôi sẽ phân cho em một nửa, sau khi tôi chết di sản cũng thuộc về em. Nếu một ngày nào đó em chán tôi rồi, khi rời đi có thể lấy một nửa ‘giang sơn’ của tôi. Còn nếu em đợi không được ngày tôi chết, vậy trước tiên xử lý tôi, khắp thiên hạ đều sẽ là của em.”

Đó là một Diệp Côn đến khi yêu vẫn không mất chất.

Vậy nên, thầy Đồng dù là phải bỏ gia đình thì cũng muốn đồng bước cùng ngài Diệp.

“Hãy dẫn em đi! Giang sơn của anh em không cần, em giúp anh bảo vệ!”

Họ đã trao nhau một lời tuyên thệ. Cùng nhau hoàn thiện bức tranh đời mình.
Nếu có dịp đọc thì tôi nghĩ mọi người cũng nên chú ý đến phần tả H, thực sự thì tôi không sắc nhưng tôi lại sợ mọi người ngại mà bỏ qua. Bởi vì H trong truyện nhất là lần đầu của hai người thật sự rất thơ, không dung tục, đủ ý mà thản thành mà ngợi ca nguyên vẹn cảm xúc. (Này thì phải cảm ơn tác giả và người chuyển ngữ rồi)

Thật ra thì lần đầu đọc truyện tôi cũng không có ý viết cảm nhận đâu, đến khi bạn chủ nhà bảo đọc phiên ngoại, xong tôi mới có ý định viết.

Đọc xong phiên ngoại tôi có cái cảm nhận rằng những chương chính văn kia thực chất chỉ là đoạn tiết tự giới thiệu nhân vật, còn chính văn mới chân chính là những phiên ngoại này đây. Chỉ là một ít câu chữ rời rạc, chỉ là những dòng nhật kí ố vàng kể lại những phận đời đã bị bụi thời gian phủ mờ, những bước đường bôn ba, những vinh nhục một thời, những hạnh phúc đau khổ của tiền nhân, rồi sẽ chỉ còn trong kí ức nhạt nhòa của lớp con cháu, hoặc phai mờ theo thời gian.

Phải mượn lời thầy Đồng để hiểu thế nào là nhân sinh mỹ mãn “…Trôi qua những ngày tháng của riêng mình, thưởng thức buồn vui mà chính mình tự tạo ra, thống khổ cùng quê hương đất nước, cách xa người thân thương, chờ mong ngày sau, tháng sau, năm sau có thể được đoàn tụ. Có lẽ đời này mãi chẳng thể đoàn tụ, có lẽ sự ly biệt ấy chính là biệt ly cả một đời, nhưng chúng tôi sẽ không dừng chân, chúng tôi sẽ tiếp tục dùng hết toàn lực bôn ba từng bước, theo đuổi, kiếm tìm. Vậy là đủ rồi, vậy là đã đủ để có thể an ủi, có thể thỏa mãn.”

Nhân sinh bao năm, thấy đủ thì chính là mỹ mãn.

Có lẽ lần tới tôi sẽ chuẩn bị ít bánh ngọt cùng tách cafe và đọc lại ngoại truyện này lần nữa.

“…Mà ánh nắng càng ngày càng sáng sủa cũng đang mơn trớn ô cửa sổ màu xanh đậm, xuyên thấu qua lớp thủy tinh vương đầy bụi trần, rắc lên mỗi một vật chứng của thời gian, phiếm ra thứ ánh sáng vàng nhạt nhẹ nhàng, ấm áp, trăm vị hòa quyện……”

Đây mới chính là chút ngọt, chút đắng hoàn hảo trong nhân sinh. Giá trăm năm sau đời mình cũng “vương chút bụi trần, phủ chút ánh sáng vàng nhạt, ấm áp.”

Sẽ còn những lần xem lại, cả câu chuyện chứ không riêng ngoại truyện. Vì nhân sinh mấy mươi năm, tin chắc rằng sẽ có những khoảng lặng mà ta cần hiểu rằng đó là “bụi trần, là sương chiều, là ánh sáng ấm áp, là nhân sinh não nề.”
#YenDinh - fb/reviewdammyngontinh
***
Câu chuyện giữa Đồng Nhạn Linh và Diệp Côn bắt đầu từ năm 1926.

Năm đó, vào khoảng độ tháng Giêng, Đồng Nhạn Linh vừa thăm họ hàng ở Thiên Tân về, anh xách rương hành lý ọp ẹp của mình xuống xe lửa, rời khỏi nhà ga. Anh gọi một chiếc xe kéo tay rồi báo địa chỉ đến cho người kéo xe.

Tuy là ngày đông nhưng làn da ngăm đen vì nắng hè của người đàn ông kéo xe lực lưỡng vẫn không thấy rút đi, lại có lẽ mới kéo xe chưa lâu cho nên dù rất gắng sức nhưng kỹ thuật lại không quá tốt, một đường xóc nảy lắc lư, đợi đến chỗ hẹn, Đồng Nhạn Linh đã có cảm giác nôn nao muốn ói. Hệt như cúi đầu nhìn xuống không phải là mặt đất bằng phẳng mà là con sông lớn sôi trào từng đợt sóng, mắt hoa lên y như thấy sao trời giữa ban ngày, hoảng hốt tựa như không ai đỡ một cái thôi là sẽ bước chân vào trong làn nước, ngã nhào.

Anh thở dài đứng vững, lấy lại dáng vẻ nhã nhặn nghiêm túc ngày thường, Đồng Nhạn Linh vẫn nhẹ nhàng nói cảm ơn với người kéo xe, trả tiền, cũng bổ sung thêm một tiếng “Năm mới an khang”. Ai ngờ người kéo xe kia lại đáp lại bằng tiếng thở dài ngao ngán “Haiz…!”, rồi sau đó trước khi xoay người rời đi, ném cho kẻ không thức thời như anh một câu “Thời buổi loạn lạc, sang năm mới cũng chẳng đào đâu ra bình yên!” sau đó thì không nói thêm lời nào nữa.

Đồng Nhạn Linh nhìn người kéo xe đi xa, nghe bên tai thanh âm ồn ào hỗn loạn, nhất thời ngây ra một lát, cuối cùng xoay người bước lên thềm đá chỗ quán rượu náo nhiệt bên cạnh.

1926, năm Dân quốc thứ mười lăm, cũng chính là năm mà anh được giới thiệu tới một gia đình thuộc tầng lớp quyền quý làm gia sư.

Người giới thiệu Đồng Nhạn Linh là đàn anh khóa trên mà anh quen khi còn đi học, lớn hơn anh chừng ba tuổi, là một người đối nhân xử thế rất thông minh cũng rất khôn khéo. Đồng Nhạn Linh tuy không phải kiểu người giống anh ta nhưng tài năng của anh vẫn được anh ta ngưỡng mộ.

Đàn anh này họ Lý, tên Kính Đình, là tổng biên tập của một toà soạn lớn, khi tự giới thiệu anh ta thường xuyên dùng mấy lời kiểu như “Kẻ hèn này họ Lý, Lý trong Lý Bạch, tên Kính Đình, là Kính Đình trong‘Tương khán lưỡng bất yếm, duy hữu Kính Đình sơn”.(*)Chỉ thế thôi liền biết trình độ cuồng nhiệt của anh ta đối với vị Thi tiên năm xưa tới mức nào, mà Đồng Nhạn Linh thì vẫn âm thầm phỏng đoán cái tên Kính Đình này thật ra là do bản thân anh ta khi lớn lên tự sửa, về phần vốn tên khai sinh là gì thì anh cũng không biết và cũng không định hỏi nhiều.

(*) Trích trong bài thơ Độc tọa Kính Đình sơn của Thi tiên Lý Bạch

Ngày đó, Lý Kính Đình ngồi ở bàn trên lầu hai quán rượu chờ anh. Kích động chào hỏi anh, kích động chộp lấy rương hành lý của anh đặt ở một bên, động tác mãnh liệt hệt như khi người kéo xe chạy vào khúc quẹo ban nãy, rồi sau đó liền trực tiếp nói vào chủ đề chính.

Đồng Nhạn Linh nghe đối phương hết lời tâng bốc Diệp gia có bao nhiêu của cải, có bao nhiêu quyền cao chức trọng, anh chỉ thầm rũ mắt kiên nhẫn lựa chọn tin tức có ích với mình mà âm thầm nhớ kỹ, thỉnh thoảng chỉ khẽ đáp lại hoặc gật đầu, bữa cơm qua đi, anh lại hoàn toàn không nhớ rõ hương vị của mỗi món ăn là như thế nào.

Nói thật thì anh có hơi lo lắng.

Tuy rằng làm gia sư riêng cho thiếu gia nhà giàu là điều rất nhiều người cầu còn không được, nhưng chuyện lớn đột nhiên tới quá bất ngờ, lại chống cự không nổi dụ hoặc, bị một cuộc điện thoại của Lý Kính Đình cứ thế gọi về, Đồng Nhạn Linh vẫn có vài phần lo sợ.

Anh không biết mình rốt cuộc có thể đảm nhiệm hay không, cũng không biết tính tình mấy cậu ấm cô chiêu nhà giàu thế nào, so với đám học trò lễ độ ngoan ngoãn của anh đến tột cùng sẽ chênh lệch bao nhiêu.

Sau bữa cơm, Đồng Nhạn Linh trở về nhà mình.

“Công việc chính của cậu sẽ không bị ảnh hưởng gì đâu, cứ vài ngày tới biệt thự của nhà họ Diệp một chuyến mà thôi.” Trong đầu anh đều là những lời vừa rồi đàn anh đã nói, “Yên tâm đi, anh đảm bảo cậu làm ở Diệp gia, lương lậu so với tổng biên như anh đây còn cao hơn gấp nhiều lần!”

Lúc ấy, Đồng Nhạn Linh chỉ do dự khẽ gật đầu.

Được rồi, tựa hồ cũng chỉ như thế mà thôi, thời thế bây giờ không yên ổn, người bên ngoài kia chút tiền bạc thôi cũng đã khó tìm, anh không chỉ có thể giảng dạy ở trường Trung học mà còn có thể đồng thời kiêm chức gia sư cho gia đình có tiền, loại cơ hội thế này sao có thể dễ dàng bỏ qua? Không bằng trước cứ làm thử, ít nhất…… cứ dạy thử một tháng xem sao?

Ít nhất cứ dạy thử một tháng, đây là ý tưởng khi ấy của Đồng Nhạn Linh. Mà khi đó anh làm sao cũng không nghĩ tới sau này sẽ phát sinh đủ chuyện. Khi đó anh chỉ là thấp thỏm, lo lắng xem mình có năng lực dạy dỗ thiếu gia nhà họ Diệp hay không, với tài ăn nói của Lý Kính Đình chỉ sợ là đã thổi phồng anh lên tận mây trước mặt người của Diệp gia. Nếu thật sự là như vậy, chờ lúc anh ‘hữu danh vô thực’ rớt xuống khỏi đám mây, trời biết sẽ có bao nhiêu thảm hại.

Bất đắc dĩ len lén thở dài, anh rảo bước tiến vào cổng lớn nhà mình, đi chào cha mẹ bên kia.

Buổi tối đầu tiên khi trở về thủ đô, anh chính là ôm ấp thấp thỏm mà ngủ, cơm tối ăn mà không rõ vị, cha mẹ hỏi thăm chuyện tới Diệp gia dạy học anh cũng chẳng thể nói rõ ràng. Vốn ngay cả anh còn bị cái tin bất ngờ chóng vánh này làm cho mờ mịt thì sao có thể giải thích cặn kẽ cho người nhà?

Sau bữa cơm, anh không có tâm tình đọc sách như thói quen mọi khi, phỏng đoán hôm sau chỉ là gặp mặt mà thôi nên cũng không cần soạn bài, dặn đứa em trai Đồng Nhạn Thanh sáng hôm sau gọi anh dậy sớm một chút, miễn cho đến muộn, liền tắm rửa rồi đi ngủ.

Đường xa mệt nhọc khiến anh rất nhanh chìm vào giấc ngủ, mở mắt ra đã là sáng ngày hôm sau, khi anh bị tiếng huyên náo ngoài cửa sổ đánh thức thì trời còn rất sớm, không đợi em trai gọi rời giường anh đã tự mình tỉnh dậy mặc quần áo, rửa mặt. Sau khi đeo kính thì anh tự ngắm bản thân trong gương treo trên giá đựng chậu rửa mặt.

Gầy nhưng vóc dáng cũng không phải thấp bé, khung xương cùng gương mặt đều mang nét đặc trưng của người được sinh ra ở Bắc Kinh; sắc mặt hơi vàng, ước chừng có thể tự giễu tuy là thư sinh nhưng cũng không phải ‘kẻ mặt trắng’ đi; tóc mềm mại được chải chỉnh tề, không đến mức làm mất mặt người đọc sách; đôi mắt tự nhận là không đặc biệt đẹp hay xấu, dù sao cũng đều bị cặp kính mắt che lấp, ai mà chú ý đẹp hay xấu cơ chứ?

Thầy giáo dạy học không quan trọng xấu đẹp, quan trọng trong đầu có cái gì là đủ rồi.

Nghĩ như vậy, anh giật giật tay áo áo dài, sửa sang lại cổ áo, trước tiên chào hỏi cha mẹ đã thức từ lâu, nói chính mình sẽ ăn điểm tâm trên đường liền mang mấy thứ cần khi ra ngoài hằng ngày, lại nhìn thoáng qua đồng hồ rồi mới ra khỏi nhà.

Tới tiệm bán đồ ăn sáng gần đó ăn qua loa vài thứ, lại gọi một chiếc xe kéo tay, anh đặc biệt dặn dò đừng chạy quá nhanh liền trực tiếp ngồi xe tới nhà họ Diệp ở phố lớn Tây Tứ.

Nơi đó thật sự có thể nói là “nhà”, hoặc, căn bản chính là “tòa nhà”.

Người kéo xe nói cho anh, từ ngõ nhỏ này chạy tới, toàn bộ đều là tường ngoài của nhà họ Diệp, rẽ qua rồi đi thêm một đoạn, lúc nào thấy hai cánh cửa sơn son thì mới đến cổng nhà họ.

Cổng là hai phiến cửa rất lớn, cửa sơn đỏ không dính một hạt bụi, vây quanh là bức tường màu xám, nơi có thể nhìn thấy thì được chạm trổ hoa văn trên nền đá rất tinh xảo, nơi nhìn không thấy thì không biết dài tới tận đâu, không biết có bao nhiêu tôi tớ trong nhà, toàn bộ những thứ nhìn thấy được và những điều nhìn không thấu, tổ hợp lại với nhau, bị hai phiến cửa sơn son dày cộm ngăn cách với bên ngoài.

Một giây đó anh đã nghĩ, ước chừng đây hẳn là khoảng cách giữa gia đình quyền quý và những hộ bình dân, nhìn thoáng thì có vẻ cũng chẳng quá xa xôi nhưng kỳ thật lại xa tận cuối chân trời.

Đứng ở cổng, anh tận lực khiến bản thân không mất thể diện mà hướng mắt tìm kiếm bên trong nhưng rất nhanh liền nghe thấy một tiếng hỏi thăm.

“Anh tìm ai?” Giọng nói kia hỏi như thế.

Theo tiếng nhìn lại, là một người đàn ông trung niên vóc dáng khá cao, xem trang phục hẳn là người gác cổng, tư thái cung kính lễ độ nhưng trong thần sắc lại lộ ra chút cao ngạo của tôi tớ nhà giàu.

Vẻ cao ngạo kia duy trì liên tục, mãi đến khi Đồng Nhạn Linh cung kính đưa ra thư giới thiệu của Lý Kính Đình thì người nọ mới rõ ràng đổi sang biểu tình khiêm tốn.

Kiểu khiêm tốn bất thình lình như vậy duy trì đến tận khi ‘giao’ anh cho quản gia.

Quản gia mặc một thân áo dài đen, nom có vẻ cực kỳ ổn trọng, ước chừng khoảng sáu mươi tuổi, giọng nói không quá cao. Nhìn một lần thư giới thiệu của Đồng Nhạn Linh, mặt ông ta mang theo nụ cười không sâu không cạn, nâng lên cổ tay được xắn chỉnh tề, ý bảo anh cùng đi.

“Thầy Đồng, mời vào bên trong.”

Nghe được những lời này, anh mới tạm thời vơi đi cảm giác xa cách ngàn dặm, đáp lại bằng nụ cười nhẹ, Đồng Nhạn Linh theo ông quản gia đi dọc hành lang tiến vào nhà.

Vào trong mới thật sự cảm giác được sự xa hoa của tòa nhà này, vừa dùng dư quang đánh giá những viên đá lưu ly chạm trổ rồng phượng vừa cẩn thận cất bước, anh chăm chú nghe ông quản gia giới thiệu.

“Lão gia nhà tôi nhiều năm tung hoành thương trường mới có được của cải như hôm nay, những điều này thầy chắc đã biết. Có điều lão gia tuy là thương nhân nhưng cực kỳ tôn sư trọng đạo, luôn luôn ngưỡng mộ văn sĩ. Lý tiên sinh giới thiệu thầy chẳng phải là tổng biên của nhật báo Thiên Giang đó sao, ngài ấy qua lại với lão gia chúng tôi tương đối nhiều, hai người thường uống trà phẩm rượu bình văn, châm biếm thế đạo, cũng coi như là bạn vong niên (*). Con trai trong Diệp gia ít, chỉ có hai thiếu gia, đại thiếu gia Diệp Côn và nhị thiếu gia Diệp Bằng, giữa còn có bốn vị tiểu thư. Chắc hẳn Lý tiên sinh cũng đã nói qua với thầy rồi, thầy sẽ dạy học cho nhị thiếu gia.” Nói tới đây, quản gia hơi tạm dừng một lúc, bước chân cũng chậm một nhịp, thoáng nhìn Đồng Nhạn Linh một cái, tựa hồ đang do dự có nên nói tiếp lời phía dưới hay không, có điều cuối cùng đáp án hiển nhiên là có “Thầy Đồng, tôi vốn không nên lắm miệng nhưng…… về nhị thiếu gia, có chuyện muốn nhắc thầy trước một tiếng.”

(*) Bạn vong niên: bạn bè thân thiết mà không câu nệ tuổi tác.

Trong lòng Đồng Nhạn Linh thoáng khẩn trương, cũng cùng chậm lại bước chân, nhìn quản gia đợi đối phương nói tiếp.

“Chẳng là…… chỗ này của nhị thiếu gia……” Nâng ngón tay chỉ bên trái khuôn mặt mình, quản gia lại đè thấp âm lượng thêm một chút “Có một vết sẹo.”

“Vết sẹo?”

“Vâng, vết sẹo này là điều cấm kỵ của cậu ấy, chút nữa thầy Đồng gặp nhị thiếu gia nhớ rõ đừng nhìn chằm chằm vào nó. Nhị thiếu gia bình thường là người sáng sủa hiểu chuyện, nhưng chỉ riêng vết sẹo này thì tuyệt đối tối kị.”

“Tôi nhất định chú ý, cám ơn quản gia Tôn đã nhắc nhở.” Đồng Nhạn Linh nhanh chóng gật đầu đáp ứng, trong lòng tự nhủ bản thân chớ phỏng đoán lung tung.

Chẳng qua, may mắn không phải chuyện gì quá mức nghiêm trọng, vết sẹo mà thôi, không nhìn tới là được, mình chỉ tới dạy học chứ cũng không phải bác sĩ, huống chi thân ở loại gia đình thế này, cấp bậc lễ nghĩa phải dè chừng hơn gấp năm gấp mười lần cũng là điều đương nhiên.

Chỉ có điều nên nói là đáng tiếc sao? Những điều Đồng Nhạn Linh nghĩ trước khi nhìn thấy cậu hai của Diệp gia đã hoàn toàn biến đổi khi ngẫu nhiên gặp gỡ một người khác, tất cả đều như trúng tà vậy, phảng phất tựa như giọt nước rớt rơi trong nắng, chỉ vài giây ngắn ngủi liền tiêu thất không còn vết tích.

Một chuỗi tiếng còi ô tô từ ngoài cửa truyền đến, theo sát đó là tiếng người gác cổng lấy lòng tiếp đón. Đồng Nhạn Linh theo bản năng quay đầu nhìn, chỉ thấy từ ngoài tường đá lấp lánh, một bóng dáng cao lớn đang tiến vào.

Bên trong chiếc áo khoác da rộng mở là một thân âu phục màu đen phẳng phiu, khi cởi mũ dạ xuống mái tóc đen ngắn được vuốt keo gọn gàng cũng không hề có dấu hiệu bị rối, đường cằm nam tính cường tráng, cặp mắt mảnh dài lạnh lùng, khóe miệng hơi hơi rũ xuống, dù cho khi mở miệng nói chuyện cũng không có chút tươi cười, ngược lại hai chân mày khe khẽ nhíu lại.

Người đàn ông đó ước chừng ba mươi mấy tuổi, dáng người cao ngất, anh tuấn bức người. Hắn vừa đi vừa hút thuốc, rồi sau đó tùy tay cởi áo da đang khoác hờ trên vai vung ra phía sau. Người gác cổng vội vàng tiến lên tiếp đón lấy, không dám có nửa giây ngập ngừng.

Quản gia vừa thấy người tới, tựa hồ nháy mắt quên mất sự tồn tại của Đồng Nhạn Linh, vội vàng đi tới khom người chào, thái độ nói chuyện cực kỳ cung kính: “Đại thiếu gia, cậu về rồi? Trên đường chắc vất vả lắm.”

Người kia hút một hơi thuốc, phun ra làn khói mỏng manh, chỉ dùng chất giọng trầm thấp “Ừ” một tiếng liền theo hành lang bước nhanh vào bên trong.

Sau đó, ngay lúc thoáng qua người Đồng Nhạn Linh, người kia khẽ buông mắt, ánh mắt tựa như đang nhìn hoa cỏ mọc ven đường đảo qua người thầy giáo đang có chút bối rối không biết làm sao, cũng tại khoảnh khắc bốn mắt nhìn nhau, đôi con ngươi sắc bén như chim ưng hút lấy tầm mắt của anh.

Mời các bạn đón đọc Sương Chiều Não Nề của tác giả Viburnum.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000