Đồng Đô-la, Tiêu chuẩn Vàng, Chứng khoán hóa và câu chuyện kì lạ về hệ thống tài chính thế giới
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi, liệu hệ thống tài chính thế giới hoạt động ra sao và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính chúng ta như thế nào?
Giảm phát và lạm phát, thâm hụt ngân sách và thực tế về vàng, những giao dịch ngầm và các chính sách tài chính, viễn cảnh sụp đổ của thị trường và các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mĩ, Nga, Trung Quốc… Toàn bộ hệ thống này đã hoạt động và sụp đổ kì lạ ra sao, đã chị phối và bị chi phối như thế nào?
Với tư cách là một nhà hoạch định, bạn có thể vươn tầm nhìn của mình xa đến đâu?
Là một người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bạn có thể nắm bắt điều gì?
Là một người dân bình thường, bạn có thể thấy tác động của hệ thống tài chính thế giới đến đời sống của mình hay không?
Có lẽ những gì bạn hiểu sẽ chưa thật sự mang đến cái nhìn toàn cảnh và chưa hẳn như những gì bạn tưởng tượng.
James Rickards, với kinh nghiệm 35 lăn lộn tại Wall Street, làm cố vấn kinh tế quốc tế và các mối đe dọa về tài chính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ và rất nhiều các tổ chức khác đã cung cấp một kho thông tin về các ngân hàng trung ương, ngân hàng quốc tế, tiền thực sự là gì, IMF, lịch sử tài chính, các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai của đồng tiền,... Những mảng tối và sự thay đổi trong các nền kinh tế lần lượt xuất hiện trong các dẫn chứng và lối phân tích vô cùng sâu sắc và lôi cuốn của ông. Nhưng không chỉ có thế, cuốn sách của James Rickards còn mang đến cho chúng ta những cái nhìn chân thực, những tri thức bất đầy bất ngờ về nền kinh tế toàn cầu và tác động của chúng lên mỗi cá nhân ra sao.
Và nếu đã cầm cuốn sách lên, bạn sẽ thấy:
Câu chuyện về hệ thống tài chính thế giới chưa bao giờ kì lạ, hấp dẫn và lôi cuốn đến thế!
CUỐN SÁCH MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ
Cuốn sách này là một lời tiên đoán của một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế. Sau khi nghiền ngẫm những thực tế được đưa ra, người đọc sẽ có được một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế thế giới, qua các phân tích về lý thuyết tài chính và những bước đi của các“ông lớn“ như Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức cũng như các nước đang phát triển. Những nguyên nhân từ sự in tiền vô tội vạ của FED và nguy cơ lạm phát phi mã, hoạt động tích trữ vàng của Nga và Trung Quốc, bóng ma giảm phát đang len lỏi sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh tài chính trong tương lai không xa. Liệu trong tương lai, đồng đô-la sẽ sụp đổ như thế nào? Liệu thế giới có quay trở lại với bản vị vàng, hay sẽ khai sinh ra một bản vị hoàn toàn mới?
Cuốn sách được chia làm 11 chương, mỗi chương bàn luận về những khái niệm ảnh hưởng tới sự sụp đổ của đồng đô-la, từ chiến tranh tài chính, sự thất bại của thị trường hay những phân tích sắc bén về triển vọng kinh tế của các quốc gia lớn trong tương lai.
Chương 1: Luôn tồn tại những dấu hiệu trước khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, vậy nên nhiệm vụ của chúng ta là cần phải theo dõi những biến động tình hình kinh tế toàn cầu, Từ đó, tác giả phát triển hệ thống phát hiện những dấu vết trên bất thường trên thị trường để dự báo những mối đe dọa tài chính đến từ mọi nơi trên thế giới.
Chương 2: Chân dung của chiến tranh không chỉ còn là súng, máy bay và bom nguyên tử nữa. Trong tương lai, tác giả dự báo rẳng chiến tranh sẽ xảy đến dưới hình thức chiến tranh tài chính. Chiến tranh tài chính là một dạng khủng hoảng phi vật chất, tuy nhiên hậu quả nó để lại sẽ tương tự như một trận động dất vì hàng nghìn tỉ đô-la bỗng dưng biến mất, gây nên tình trạng bất ổn xã hội và bạo loạn sẽ sớm xảy ra.
Chương 3: Sự thất bại của thị trường xảy ra do sự can thiệp của những ngân hàng trung ương,với tham vọng thao túng thị trường bằng phương pháp hoạch định tập trung. Tóm lại, chúng ta không thể tin vào những gì thị trường nói với mình được nữa, vì đến ngay cả những người kiểm soát thị trường còn không tin tường chúng. Kết quả là tính hữu dụng của thị trường giảm dần, dẫn đến cái chết từ từ của nền kinh tế thực – và của đồng đô-la.
Chương 4: Liệu nền kinh tế của Trung Quốc có thể duy trì được mức tăng trưởng hay không? Có rất nhiều khe hở trong hệ thống kinh tế của quốc gia này, khiến Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon của giới thủ lĩnh tài chính mới. Câu chuyện tăng trưởng của Trung Quốc liệu đã tới hồi kết thúc?
Chương 5: Đế chế mới của Đức, được xây dựng thông qua EU, euro và ECB, là hình thức thể hiện rõ nét và hùng hồn nhất cho sức ảnh hưởng của Đức trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Trong tương lai, ta có thể thấy rằng, đồng euro đang ấp ủ chờ thời, trở thành mối đe dọa đối với quyền bá chủ của đồng đô-la.
Chương 6: BRICS, BELLS là tên gọi của những nhóm nước có tỉ lệ đóng góp trong GDP toàn cầu và tỉ lệ tăng trưởng cao hơn so với các nhóm quốc gia có nền kinh tế vững mạnh như G7. Họ đang ngày càng quyết tâm kết liễu hệ thống tiền tệ quốc tế cho phép các nước lớn nghiễm nhiên hưởng lợi từ thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Liệu hệ thống tiền tệ ngày nay có bị lật đổ bởi những thị trường mới nổi này hay không?
Chương 7: Chương 7 sẽ giải thích cho bạn đọc về các khái niệm tưởng chừng như cơ bản mà không phải ai cũng hiểu cặn kẽ, như tiền là gì, nợ là gì, nợ bền vững, thâm hụt ngân sách và những kịch bản có thể xảy ra trong nền kinh tế ngày nay.
Chương 8: Hiện nay IMF đang nắm vai trò như ngân hàng trung ương của cả thế giới. Trong tương lai, IMF đang có tham vọng sẽ biến SDR thành đồng tiền dự trữ quốc tế có thể thay thế đồng đô-la. Cuộc khủng hoảng thanh khoản toàn cầu tiếp theo sẽ làm rung chuyển sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế đến tận cốt lõi; nó cũng có thể là chất xúc tác cho quá trình hiện thực hóa tầm nhìn của IMF.
Chương 9: Vàng và bạc là những vật chất duy nhất đã, đang và sẽ tiếp tục là loại tiền tệ toàn cầu của các quốc gia văn minh. Trong tương lại, liệu vàng sẽ tiếp tục trở thành đơn vị đảm bảo cho bất kì loại tiền tệ dự trữ nào được khai sinh, soán vị trí hiện tại của đồng đô-la hay không?
Chương 10: Chương 10 bàn về tình hình lạm phát và giảm phát. Các tín hiệu giảm phát đã được che đậy bằng việc in tiền, nhưng giảm phát không biến mất và sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi những điều chỉnh cơ cấu được thực hiện. Chúng ta sẽ cần có một con mắt tinh tường hơn để nhận định rằng các vấn đề của nền kinh tế hiện nay thuộc về cơ cấu chứ không phải chu kỳ.
Chương 11: Để đánh giá sự rủi ro của sư sụp đổ tài chính, ta có thể liên hệ tới trận tuyết lở được hình thành chỉ từ một bông tuyết. Hoa Kì đang đứng trước những lựa chọn vô cùng khó khăn, mà lựa chọn nào cũng sẽ dẫn tới những thiệt hại khổng lồ, thậm chí có thể gây ra một cuộc khủng hoảng.
NHỮNG LỜI KHEN TẶNG
Một cái nhìn mới mẻ và nhanh nhạy về tương lai tài chính, thấu hiểu sự tham lam của các nhà tài chính, sự thiếu năng lực của các ngân hàng Trung ương và sự lụi tàn đang tới của đồng đô-la. Rickards có thể đúng khi cho rằng hệ thống tiền tệ thế giới sắp lung lay.
- The Financial Times –
Tiền đấu với vàng là một đóng góp giá trị cho lý luận kinh tế của chúng ta.
- Forbes –
Tiền đấu với vàng của James Rickards đang tạo ra một kỷ nguyên bằng vàng thực sự cho những cuốn sách thông minh về tình trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu.
- Politico -
Tiền đấu với vàng bao gồm những ý tưởng to lớn, kích thích đã được giải thích rõ ràng và khách quan, không cần đến những tuyên bố giật gân nhưng vẫn thành công trong việc giảm đi sự khôn ngoan của thị trường thông thường. Sự hiểu biết của Rickards cho phép ông kết nối các dấu chấm theo cách mà ít người có thể. Một “cuốn sách kế nhiệm” xứng đáng của Các cuộc chiến tranh tiền tệ.
- John Hathaway, Nhà quản lí danh mục đầu tư, Quỹ Tocqueville Gold Fund-
Các phân tích của Rickards về nghịch lý lạm phát – giảm phát, những kẻ thù nguy hiểm đối với đồng đô-la, và chiến lược của FED thực sự sâu sắc. Sau cuốn Các cuộc chiến tranh tiền tệ, cuốn sách này thậm chí còn hay hơn. Một cuốn sách tuyệt vời sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn về thế giới – và cuốn sách này làm được điều đó.
- Don Young, thành viên Ủy ban Chuẩn mực kế toán Tài chính Hoa Kỳ-
Trích đoạn:
“Thu nhập thực từ giảm phát rất khó đánh thuế. Nếu một cán bộ quản lí trường học kiếm được 100.000 đô la mỗi năm, giá cả không đổi và được tăng lương 5%, thì mức sống thực trước thuế của cô ta sẽ tăng thêm 5000 đô-la, nhưng chính phủ chỉ đánh thuế đối với phần tăng thêm và để người quản lí được hưởng toàn bộ phần còn lại.
Thế nhưng, nếu thu nhập của người quản lí đó không đổi và giá cả giảm 5% thì mức sống của cô ta vẫn tăng thêm 5000 đô-la mỗi năm, nhưng chính phủ không thể đánh thuế khoản tăng thêm này vì nó xuất hiện dưới hình thức giá cả thấp hơn chứ không phải tiền lương cao hơn.”
Mời bạn đón đọc.