“Chả có cách nào dạo bộ ngoài đường hôm ấy cả”.
Từ câu mở đầu đầy ám ảnh đến câu kết truyện nổi tiếng “Thưa đọc giả, tôi đã cưới anh ấy” Charlotte Brontë lôi cuối người đọc với lối tự sự mạnh mẽ đầy gần gụi. Giọng kể của Jane Eyre trên trang sách như thôi miên, người đọc khó lòng kiềm mình mà không lật sang trang sau rồi trang sau nữa…
Một bước tiến vượt bậc cho tiểu thuyết tiếng Anh, Charlotte Brontë đã vay mượn sự thân mật từ truyền thống viết thư của thế kỷ 18 để tìm ra một cách hớp hồn đọc giả qua một sợi dây liên kết riêng tư. Chúng ta, tác giả và Jane Eyre hòa vào làm một. Với thành tựu này, nữ tiểu thuyết gia đáng được công nhận là người tiên phong của dòng tiểu thuyết tâm thức nội tại. Thêm vào đó là văn phong đầy giản dị không hào nhoáng, tạo thành một tác phẩm thời Victoria làm say đắm cả một thế hệ người đọc. Cho đến ngày hôm nay, nhiều đọc giả cũng không quên được khoảnh khắc họ bước vào thế giới xa lạ và lạnh lẽo của cuốn sách.
Ma thuật của Jane Eyre bắt nguồn từ chính tác giả Charlotte Brontë. Nhà văn bắt đầu viết tác phẩm thứ nhì của mình vào tháng 8 năm 1846 (cuốn đầu tiên, The Professor mới bị từ chối). Một năm sau thì tác phẩm hoàn thành với phần lớn được sáng tác trong sự căng thẳng cực độ. Công chúng đọc giả như bị bỏ bùa mê. Con gái của Thackery (người mà Charlotte Brontë đề tặng cuốn tiểu thuyết này) kể lại rằng cuốn sách “trở thành chủ đề bàn tán, đọc sách và phán đoán khắp London”. Bản thân cô thì cho biết cô “đã bị cuốn đi bởi một cơn lốc xoáy mà từ trước đến nay chưa ai dám mơ đến hay tưởng tượng ra cả”.
Có ba yếu tố chính làm nên sức mạnh của Brontë. Đầu tiên, cuốn tiểu thuyết được viết dưới dạng một hồi ký (được đề cập ngay ở trang bìa). Đây là một tục lệ bắt nguồn từ cuốn Robinson Crusoe của Defoe. Thế nhưng cuộc phiêu lưu mà tác giả dựng ra lại nằm trong nội tại con người. Jane Eyre, không thể nhớ ra cha mẹ của mình, là một đứa trẻ mồ côi không một nơi nương tựa đang đi tìm kiếm “cái tôi” của mình trong thân phận một người phụ nữ trẻ đầy tuyệt vọng.
Tương tự như thế, Jane Eyre còn cho đọc giả một sự gần gũi mộc mạc, đôi khi rất gợi cảm. Jane không chỉ từ chối Brocklehurst, St John Rivers và John Reed, nàng còn khát khao được cống hiến cho “ông chủ”, ông Rochester lạnh lùng bí hiểm. Hành vi bạo lực của nam giới áp đặt lên phái nữ được ẩn ý trong những lần chạm mặt giữa Jane và Rivers cũng như Rochester. Đối với đọc giả thời Victoria sự kịch tính này không thể đánh giá quá cao được.
Điểm cuối cùng tạo nên sức lôi cuốn của Charlotte Brontë đó là Jane Eyre liên tục đối thoại với đọc giả và đề cập đến văn học Anh ngữ, khiến tác phẩm trở thành một ngăn chứa vang vọng của những tựa sách trước đó. Chỉ trong những trang đầu tiên của phần mở đầu đã có nhắc đến Paradise Lost, Marmion của Walter Scott và Gulliver Du Ký của Jonathan Swift.
Là con gái của một mục sư miền Bắc độc đoán, bản thân Brontë đã quá quen thuộc với Pilgrim’s Progress của John Bunyan. Các nhà phê bình thường chia Jane Eyre thành năm giai đoạn như cuộc hành hương của Bunyan vậy, mở màn với Gateshead, dấn thân vào Lowood rồi đến cuộc phán quyết Thornfield và Marsh End trước khi giành được tự do hạnh phúc Ferndean. Cuộc hành hương tinh thần của Jane cũng được thuật lại với sự giản đơn của ngôn ngữ Kinh Thánh, kết hợp với kỹ năng nhuần nhuyễn.
Ngoài ra, Jane Eyre cũng chứng tỏ một sự già dặn trong việc sử dụng yếu tố gothic (diễn tả những sự kiện lạ lùng kì quái ở những nơi bí hiểm) trong tiểu thuyết. Thornfield là một trang viên rất gothic, ngài Rochester là một nhân vật chính vừa gothic vừa lãng mạn. Người phụ nữ điên dại trên gác mái cũng tự nhận mình đầy vẻ kỳ quái. Thêm vào đó, Brontë nắm được sức mạnh của kỹ năng kể chuyện “trì hoãn hé lộ”, một cụm từ mà bà đã sáng tác và nhắc đến trong chương 20. Không bao giờ bà ngần ngại giữ đọc giả trong bóng tối để quyến rũ họ cả.
Năm 1847 phải là năm tuyệt diệu của văn chương giả tưởng tiếng Anh. Bản thảo Jane Eyre đến tay nhà xuất bản, George Smith vào tháng 8. Ông bắt đầu đọc vào một buổi sáng chủ nhật. Ông viết lại “Câu chuyện nhanh chóng cuốn hút tôi. 12 giờ kém xe ngựa đã đứng trước cổng những tôi không thể rời mắt khỏi cuốn sách… trước khi đi ngủ đêm hôm đó tôi đã đọc xong bản thảo”.
Đợt xuất bản tháng 10 năm 1847 đã gây chấn động quá lớn, đến mức nhà xuất bản đối thủ của Smith, Elder & Co là Thomas Newby quyết định phát hành bản thảo chưa được công bố của Emily Brontë. Tháng 12 năm 1847, đọc giả thời Victoria bấy giờ vẫn đang thấm thía cái kịch tính của Jane Eyre thì bắt đầu suy ngẫm một tiểu thuyết mới mang tên Đồi gió hú.
Chú thích về tác phẩm:
Lịch sử xuất bản của Jane Eyre có liên quan mật thiết với sự trở về từ Brussels của Charlotte Brontë. Ngay khi cô đọc những bài thơ của Emily sáng tác, cô thuyết phục Anne và Emily gửi một bộ tuyển chọn những tác phẩm của họ đến các nhà xuất bản ở London với các bút danh Currer, Ellis và Acton Bell, nhưng họ đã không nhận được thành công ngay tức thì. Về sau thì các bài thơ được họ tự xuất bản. Rồi vào tháng 7 năm 1847, Thomas Newby đồng ý cho xuất bản Đồi gió hú của Emily. Người chị Charlotte lúc đó có gửi cuốn tiểu thuyết đầu tay The Professor đến Smith, Elder & Co nhưng bị từ chối và yêu cầu được xem những tác phẩm khác. Rồi sau đó Charlotte nộp Jane Eyre, được George Smith để mắt đến và được phát hành với tốc độ chớp nhoáng vào ngày 19 tháng 10 năm 1847 trong ba tập với chú thích “do Currer Bell biên tập”. Ấn bản đầu tiên ở Mĩ do Harper & Brothers New York xuất bản xuất hiện năm 1848. Ấn bản thứ hai ở Anh được đề tặng cho Thackeray ra mắt năm 1850, gây ra một vài vụ tai tiếng trong nước. Rõ ràng là Charlotte Brontë không biết việc vợ của Thackeray bị công bố là điên dại.
Những tựa sách khác của Charlotte Brontë:
The Professor, Villette, Shirley. Life of Charlotte Brontë của nữ tác giả Gaskell cũng là một tác phẩm không nên bỏ qua.
Minh Thùy (bookaholic.vn - theo The Guardian)