Một người sau khi đã thành danh, những người hiếu kỳ thường sẽ lần theo tám đời tổ tiên của anh ta, khảo chứng tính tất yếu dẫn đến sự thành công của anh ta từ xuất thân dòng dõi. Pu-tin cũng từng gặp phải chuyện thú vị như vậy.
Đầu năm 2000, khi Pu-tin đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống, tờ báo của nước Cộng hoà Môn-đô-va là “Môn- đô-va độc lập” đăng một bài viết, tiêu đề là “Pu-tin là người Môn-đô-va chúng tôi”. Môn-đô-va là một nước nhỏ nằm giữa U-crai-na và Ru-ma-ni, trong lịch sử từng là một bộ phận của Ru-ma-ni, năm 1940 trở thành một nước Cộng hoà thuộc liên Xô, tháng 8 năm 1991 độc lập, diện tích hơn 30 ngàn km2, dân số hơn 4 triệu người, trong đó có tới 60% là người Môn-đô- va. Báo này nói, nhà sử học Môn-đô-va là Vích-to An-tô-ni đã nghiên cứu tộc phả của gia tộc Pu-tin. Ông ta nói, tổ tiên của Pu-tin là vệ binh phi-la-đơ Pu-ti-nê của đại công tước Môn- đô-va. “Pu-ti-nê” trong tiếng Nga có nghĩa là “cái thùng tròn”. Một lần chủ nhân của Pu-ti-nê đang nói chuyện với pi-tơ đại đế trong lều bạt, thích khách của Thổ nhĩ Kỳ tới hành thích, Pu-ti-nê nghe tin đã đánh nhau kịch liệt với thích khách, cuối cùng bắt được sát thủ, cứu được pi-tơ đại đế và đại công tước Môn-đô-va. pi-tơ đại đế sau khi biết được tên của Pu-ti-nê đã cười, khuyên ông ta đổi tên thành Pu-tin, đồng thời giữ lại bên mình người vệ binh này; còn phong cho ông ta làm thượng úy, thưởng cho một khoảnh đất, mảnh đất này được gọi là pu-ti-nô. Về sau phi-la-đơ Pu-tin đã cưới và sinh con với một cô gái Nga, thế hệ sau của ông ta luôn sống ở Xanh pê-téc-bua, đây chính là gia thế của Pu-tin. Báo “ngày nay” nói: “Tin hay không tin quãng lịch sử này là việc của bản thân Pu-tin, song đây quả thực là một gia thế thú vị, đặc biệt là tên của Pu-tin, vì thế mà có mối liên hệ với pi-tơ đại đế”. đối với đoạn lịch sử gia đình này, bản thân Pu-tin có tin hay không thì mọi người cũng biết. nhưng, nhớ lại những năm tuổi thơ của mình, Pu-tin hẳn cũng không quên nhấn mạnh mình là một đứa trẻ lớn lên trong Đại Tạp Viện.
Quê hương của Pu-tin - Xanh pê-téc-bua là một toà thành cổ nằm bên bờ sông nê-va. Cuối thế kỷ XVii, trải qua cố gắng và chinh chiến lâu dài của mấy thế hệ, người Nga cuối cùng đã giành được cửa ra biển mà họ đã mơ ước từ lâu tại bờ biển Ban- tích. năm 1703, trên mảnh đất vừa mới chiếm lĩnh được không lâu này, pi-tơ đại đế đích thân lãnh đạo xây dựng một thành phố mới, đây chính là tiền thân của Xanh pê-téc-bua - cửa ngõ quan trọng của pi-tơ pôn. năm 1712 pi-tơ đại đế bất chấp sự phản đối của mọi người, chuyển thủ đô Nga tới đây, và đặt tên cho nó là Xanh pê-téc-bua. Từ năm đó đến năm 1918, trong quãng thời gian dài 206 năm, Xanh pê-téc-bua luôn là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đế quốc đại Nga. Sau cách mạng tháng 2 năm 1917, Xanh pê-téc-bua đổi tên thành Pi-trô-grát, sau khi Lê-nin mất vào năm 1924, đổi thành Lê-nin-grát, đến năm 1991 lại đổi thành Xanh pê-téc-bua. Pu-tin sống từ nhỏ và lớn lên ở đây, vì vậy khi kể lại cuộc sống những năm đầu của Pu-tin, chúng tôi vẫn dùng tên Lê-nin-grát.
Ông nội của Pu-tin là một đầu bếp nổi tiếng có kỹ thuật cao siêu, hơn nữa có sự từng trải khác thường. Sau đại chiến Thế giới lần thứ nhất, ông nhận lời mời tới làm việc tại thị trấn ở ngoại ô Mát-xcơ-va, nấu nướng cho Lê-nin và người nhà của ông sống ở đó. Sau khi Lê-nin từ trần, ông lại được điều đến một biệt thự của Xta-lin, làm việc ở đó một thời gian dài. Sau khi nghỉ hưu, ông lại làm đầu bếp nhiều năm ở nhà điều dưỡng i-lin-xcốp của Thành ủy Mát-xcơ-va. Trước khi Pu-tin 12 tuổi, tức trước khi ông nội ông mất, ông đã từng nhiều lần tới nhà điều dưỡng này chơi, cùng sống với ông nội, bà nội nhiều năm tháng hạnh phúc.
Ngày 7 tháng 10 năm 1952, Pu-tin chào đời tại một Đại Tạp Viện trong ngõ Bát-xcốp thuộc trung tâm thành phố Lê-nin-grát, những năm tháng tuổi thơ của ông chính là sống trong Đại Tạp Viện này. Khi Pu-tin chào đời, cha ông đã 41 tuổi, đã kết hôn được 24 năm rồi, vì vậy Pu-tin được gọi là “đứa trẻ đến chậm”. là “con độc” trong nhà, nên từ nhỏ Pu-tin đã được tất cả mọi người trong nhà vô cùng yêu thương.
Theo Pu-tin kể lại, sự kết hợp của cha mẹ ông chủ yếu là xuất phát từ tình yêu. ngoài ra, cha ông sắp sửa phải đi lính, để đôi bên có sự đảm bảo, vì vậy đã kết hôn rất nhanh. năm thứ tư sau khi kết hôn, cha mẹ của Pu-tin đã dời đến ở Lê-nin-grát, sống ở ngoại ô. Mẹ vào nhà máy làm việc, cha thì tiếp tục phục dịch trong bộ đội tàu ngầm. Khi đại chiến Thế giới lần thứ ii bắt đầu, trong thời gian Pu-tin bố bị quân đức vây hãm ở Lê-nin-grát, hưởng ứng lời kêu gọi, lại một lần nữa ra tiền tuyến tham chiến, bị trúng đạn pháo trọng thương. Về sau chân ông còn mang mảnh vụn của lựu đạn, khi thời tiết xấu, ngay cả đi lại cũng khó khăn.
Hai người anh trai của Pu-tin đều bị chết trong vây khốn. Pu-tin tuy chưa từng gặp họ, nhưng từ nhỏ đã in đậm vào trong đầu những cảnh bi tráng của cuộc chiến bảo vệ thành phố Lê-nin-grát mà người lớn kể, mặc dù chiến tranh chỉ là chuyện mười mấy năm trước khi ông ra đời. Cả việc bố mẹ nhớ thương hai người con trai chết yểu trong thời chiến cũng khiến cho Pu-tin cả đời khó quên. Quan niệm được hình thành bởi cảm nhận về sự hy sinh của các thành viên trong gia đình và vết thương của thành phố, hiệu quả của nó là cái mà giáo dục chính trị trừu tượng, khô khan không thể nào có được. Bối cảnh gia đình như vậy, khiến cho Pu-tin tiếp nhận nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của liên Xô một cách rất tự nhiên, lòng yêu nước chính là một trong những tinh thần Nga mà một người làm Tổng thống như ông đề xướng.
Thời kỳ niên thiếu, Pu-tin sống trong một ngôi nhà năm tầng, do nhà máy ôtô nơi cha ông làm phân cho họ. ngôi nhà này rất tồi tàn, không có nước nóng, không có nhà tắm, bếp rất nhỏ, lại là bếp công cộng nữa. Một phía cầu thang có lan can sắt đã gỉ lỗ chỗ. Trên hành lang thường có rất nhiều chuột ra vào. Pu-tin và các bạn nhỏ của ông thường dùng gậy đuổi chuột. Một “trận chiến người chuột” đã diễn ra trên cầu thang này, đến nay còn khắc vào trong đáy sâu ký ức của Pu-tin. Một lần, Pu-tin trông thấy một con chuột rất to, bèn đuổi kỳ cùng nó, mãi cho tới khi ép nó vào góc tường. Con chuột này không còn đường chạy nữa, cuống cuồng, quay ngoắt người lại, dốc hết sức xông thẳng về phía Pu-tin. Tất cả những cái đó đều rất đột ngột, Pu-tin vô cùng sợ hãi. Tiếp đến, con chuột đuổi theo sát Pu-tin. Chỉ thấy nó nhảy như bay từng bậc thang một, trong nháy mắt đã đuổi đến hành lang tầng nhà của Pu-tin. rốt cuộc Pu-tin vẫn chạy nhanh hơn con chuột đó, ông mở cửa nhà với tốc độ nhanh nhất, rồi đóng sập cửa vào, ngăn con chuột ở bên ngoài cửa.
Trước khi vào tiểu học, Pu-tin chỉ có thể chơi ở trong sân khu nhà. nếu như ra bên ngoài chơi, mẹ ông sẽ không yên tâm, bà thường nhô người ra từ cửa sổ, hỏi: “Vô-lô-cha (tên cúng cơm và tên gọi thân mật của Pu-tin), con có ở trong sân không?”. Khi ấy, cha mẹ trông coi Pu-tin rất sát, không được họ cho phép thì cậu không thể tuỳ tiện bước ra khỏi sân. Thế nhưng, sức cám dỗ của thế giới bên ngoài đối với con trẻ quả thực là quá lớn. đôi khi Pu-tin cũng lén ra khỏi sân, không quan tâm tới lệnh cấm của cha mẹ.
Khi 5, 6 tuổi, Pu-tin lần đầu tiên bước ra đường phố ở gần nhà ông. hôm đó chính là lễ “Mồng Một tháng năm”, ông ngó nghiêng bốn phía một cách hiếu kỳ. Trên phố người đông đúc, rất vui vẻ, vô cùng nhộn nhịp. Ông ngơ ngẩn nhìn ngắm cảnh tượng vui nhộn trước mắt, không biết tại sao lại bắt đầu sợ sệt. lớn hơn một chút, gan của ông cũng ngày một lớn hơn. Mùa đông năm đó, ông giấu cha mẹ, cùng vài người bạn ngồi xe điện ra ngoại thành chơi. đến ngoại thành, họ đi khắp nơi rồi bị lạc đường, không biết đâu ra đâu. Trời đất rét mướt, may mà có đem theo diêm, bèn đốt một đống lửa. Không ăn không uống, họ đều bị lạnh cóng, đói mềm. Khi quay về, họ vẫn ngồi xe điện. Sau khi về nhà, chắc chắn là không thể tránh được bị đánh roi da, từ đó Pu-tin không còn dám một mình tuỳ tiện ra khỏi nhà nữa.
Cần phải nói rằng, Pu-tin còn may mắn hơn nhiều người cùng lứa tuổi, vì ông có thể cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ đối với mình. Pu-tin khi ấy còn nhỏ, thường thấy hết gia đình này đến gia đình nọ tan vỡ, chia lìa, trong đó có nhiều gia đình là do người đàn ông nát rượu một cách không kiềm chế gây ra. Ông tận mắt thấy những bi kịch này, thoạt đầu là trong Đại Tạp Viện nơi có rất nhiều hộ gia đình sinh sống, sau đó là ở trường.
Nhiều năm sau, khi đã nổi trội trên chính trường, Pu-tin nhớ lại những năm tuổi thơ và gia đình, vẫn còn tràn đầy cảm giác tự hào và hạnh phúc: “gia đình tôi chính là một thành luỹ. Có thể nói, đây là ưu thế lớn nhất của tôi, dù rằng tôi còn chưa nhận thức rõ được điểm này. rõ ràng trong con mắt của cha mẹ, cái mà họ trân trọng nhất chính là tôi. Vì vậy, cho dù ngoài miệng tôi không nói gì cả, nhưng chỉ nhìn xung quanh, tôi đã có đủ lý do để cho rằng, hoàn cảnh gia đình của mình là tốt nhất. đối với tôi điều này vô cùng quan trọng, vô cùng quan trọng! nga khi học tiểu học tôi đã nghĩ, sau này lên đại học rồi, có thể tôi sẽ không ra sức khoe khoang rằng cha mẹ mình đều là công nhân, cha mẹ tôi thậm chí còn từng làm công việc vặt. Tôi từng nghĩ, nếu như năm thứ nhất đại học tôi có thể nói cha tôi là giáo sư thì hay hơn, mẹ tôi lẽ nào lại không phải là phó giáo sư. Tôi không cố tình nhấn mạnh công việc của cha mẹ, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ về nghề nghiệp của họ. Tôi luôn kính trọng họ, luôn gần gũi với họ. Tôi biết rõ rằng, tất cả những gì tôi có đều là do cha mẹ tôi cho. Tôi cũng biết rõ rằng, là người bình thường, cha mẹ đã cố gắng hết khả năng. Tất cả những gì họ làm đều là để cho tôi sống tốt hơn. Chính vì có họ, tôi mới có thể có được sự mở đầu cuộc đời tốt đẹp.”
Đối với những đứa trẻ lớn lên trong Đại Tạp Viện mà nói, hồi nhỏ đánh nhau là chuyện thường. Còn về nguyên nhân bị đánh, cũng không ngoài những chuyện nhỏ nhặt của đám trẻ con, Pu-tin tất nhiên cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, họ không phải là những tên lưu manh nhỏ thích gây gổ, mà là những đứa trẻ nghịch ngợm trong Đại Tạp Viện. nói là đánh nhau, chẳng qua là xô xô đẩy đẩy, đấm đá giữa những đứa trẻ, chưa bao giờ sử dụng những thủ đoạn bỉ ổi và hung tàn.
Lần đầu tiên đánh nhau, Pu-tin đã ngẫm ra một điều, và điều này còn có ích cả đời, không thể không nói là một thu hoạch quan trọng. Khi nhớ lại, Pu-tin nói: “Khi ấy tôi cảm thấy rất uất ức. Thằng nhóc đánh tôi trông như một con khỉ gầy. Thế nhưng, rất nhanh tôi đã hiểu ra, tuổi thằng nhóc đó lớn hơn tôi, sức cũng mạnh hơn tôi nhiều. đối với tôi mà nói, việc này đúng là trường học lớn ngoài đường phố đã dạy cho tôi một bài học quan trọng, từ đó giúp tôi có được một bài học vô cùng bổ ích”.
“Qua bài học này tôi rút ra được bốn điểm kết luận dưới đây: Trước tiên, là tôi sai. Khi ấy, cậu bé kia chỉ nói với tôi một câu gì đó, còn tôi lại cãi lại cậu ta một cách thô lỗ, câu nói đó rõ ràng đã khiến người ta tức chết đi được. Trên thực tế, tôi khinh khi người ta như vậy là hoàn toàn vô lý. Vì vậy, tôi đã chịu sự trừng phạt đích đáng nga tại chỗ.
Thứ hai, nếu như khi ấy đứng trước mặt tôi là một người đàn ông khoẻ mạnh cao lớn, có lẽ tôi sẽ không thô bạo với người đó như vậy. Vì thằng bé đó trông gầy gò ốm yếu, tôi mới cảm thấy có thể chơi được cậu ta. nhưng đợi đến khi nếm trái đắng rồi, tôi mới hiểu ra, bất luận là đối với ai cũng đều không thể làm như vậy, đối với bất cứ ai cũng đều nên tôn trọng. đây là bài học tốt, có ý nghĩa mẫu mực!
Thứ ba, tôi hiểu ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, bất kể tôi đúng hay sai, chỉ cần có thể đánh trả, thì đều nên là kẻ mạnh. Cậu bé kia hoàn toàn không cho tôi bất cứ hy vọng đánh trả nào. hoàn toàn không có hy vọng!
Thứ tư, tôi nên lúc nào cũng có sự chuẩn bị, một khi bị người khác bắt nạt, trong nháy mắt cần tiến hành đánh trả. Trong nháy mắt!
Nói tóm lại, tôi đánh nhau, nhưng không có hành động lỗ mãng và quá nóng giận nào. Thế nhưng, qua đó tôi ngẫm ra một điều: nếu như bạn muốn trở thành kẻ chiến thắng, vậy thì trong bất cứ lần đánh đôi nào, đều cần phải nghiến răng kiên trì đến cùng”.
Ngoài ra, Pu-tin còn ý thức rõ được rằng, chưa tới mức vạn bất đắc dĩ, thì không thể sơ ý cuốn vào xung đột. nhưng một khi có tình huống nào đó xảy ra, thì nên giả định không còn đường rút, do đó cần phải đấu tranh đến cùng. Về nguyên tắc mà nói, chuẩn mực được mọi người thừa nhận này là do KGB sau này dạy cho ông, nhưng nga từ thời niên thiếu ông đã thuộc lòng điều này qua nhiều lần đánh nhau rồi.
Sau này, trong công tác tại KGB, Pu-tin còn nắm được một chuẩn mực khác nữa: nếu như bạn không chuẩn bị động võ, thì bạn đừng cầm vũ khí lên, không nên doạ nạt người khác một cách tuỳ tiện. Chỉ khi bạn quyết định nổ súng, thì mới cần rút súng ra. hồi nhỏ khi ngoài phố cần dùng nắm tay để xác định quan hệ giữa ông và đám bạn, ông đã làm như vậy. Một khi bạn hạ quyết tâm đánh nhau lần đó, thì cần kiên trì tới cùng. nói một cách khác, không đánh thì thôi, đã đánh thì phải thắng!
Ngay từ thời niên thiếu đã nghiệm ra điều này rồi, và coi nó là chuẩn mực sống và làm việc của mình, chắc chắn là có liên quan tới thiên tư thông minh, cá tính kiên cường của Pu-tin. Có lẽ chính vì tính cách như vậy, Pu-tin mới có thể nổi trội lên trên chính trường nước Nga, trở thành một vị Tổng thống được mọi người yêu mến.
Pu-tin sinh vào tháng 10, mà học kỳ mới của liên Xô được bắt đầu vào tháng 9 hàng năm, do đó năm 1959 khi ông 8 tuổi mới bắt đầu đi học, chậm một năm so với những đứa trẻ khác.
Thời học sinh, Pu-tin không an phận, tờ báo quyền uy ở Nga là “Báo Chân lý đoàn Thanh niên cộng sản” đưa tin, trong căn gác đầy bụi bặm của một ngôi nhà gỗ ở quê, nơi mà Pu-tin sống kỳ nghỉ hè thời thiếu niên, đã phát hiện thấy một cuốn sổ tay học sinh thời Pu-tin đi học năm xưa, trên đó ghi rõ bộ dạng tinh nghịch khi ở trường của Pu-tin vào những năm 1963, 1964, lúc ấy ông mới 11 tuổi rõ ràng là khác một trời một vực so với tác phong của nhân vật lớn giỏi giang của ông sau này. Chẳng hạn như một giáo viên viết trong cuốn sổ của ông rằng: “hôm nay trước lúc vào học Pu-tin đã ném khăn lau bảng về phía bạn học”. lời đánh giá của các giáo viên khác: “Về nhà không làm bài tập số học”, “Khi học nhạc không nghe lời”, “Khi học nói chuyện to”, vân vân.
Những ghi chép trong cuốn sổ này còn cho thấy, trong một buổi học Pu-tin không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, mà ngồi bên dưới làm các động tác nhỏ, truyền mảnh giấy cho một bạn học tên là Bô-gan-táp, bị giáo viên bắt được, bị phê bình một trận. ngoài ra, cuốn sổ này còn ghi chép trong năm đó Pu-tin thường đánh nhau với giáo viên thể dục của trường, mặc dù về sau ông trở thành vô địch giu-đô, nhưng khi ấy chắc chắn ông không phải là đối thủ của giáo viên. Còn có một lần, Pu-tin do quên mặc đồng phục, bị giáo viên đuổi ra khỏi lớp. Một lần khác, Pu-tin đánh nhau với bạn học lớn tuổi hơn ông, nhà trường đành phải gọi cha ông tới, phê bình ông một trận kịch liệt trước mặt cha ông.
Thành tích khi ấy của Pu-tin được ghi trong cuốn sổ này cũng không ưu tú chút nào cả. Trong thành tích học tập thang điểm 5 thời liên Xô, môn toán và môn tự nhiên của ông chỉ được điểm 3, còn hội hoạ thì chỉ nhận được điểm 2. Môn duy nhất mà ông nhận được điểm 5 là lịch sử, ngoài ra, môn thể dục của ông cũng được điểm 5, mặc dù ông thường đánh nhau với giáo viên thể dục. Trong phần tin của tờ “Báo Chân lý đoàn thanh niên cộng sản” còn viết, môn học mà Pu-tin thực sự thích khi ấy là tiếng đức, trong cuốn sổ ghi chép của Pu-tin năm xưa được phát hiện cùng với cuốn sổ tay đầy những ghi chép của các môn học khác được Pu-tin viết bằng tiếng đức hồi niên thiếu, cho thấy ông thích tiếng đức tới mức si mê. Trong sách hoá học của ông thậm chí còn kẹp cả mảnh giấy học thuộc lòng từ tiếng đức.
Song nói chung, thời học sinh của Pu-tin phải nói là bình thường, không có gì khác lạ, ông không phải là học sinh kiểu thiên tài, cũng không phải là kẻ cứng đầu nghịch ngợm quỷ quái, thành tích học tập trung bình. Ông từng có mối tình đầu thời thiếu niên, nghe nói rất được bạn gái mến mộ, từng bị bạn học mách lẻo do hôn bạn học nữ ở trường.
Thời học tiểu học, Pu-tin thích học môn thể dục, ông từng học quyền Anh, thế nhưng do mũi bị đánh dập, sau khi chữa khỏi thì từ bỏ sở thích này. Trong đám con trai, Pu-tin người không cao, không thể tham gia đội bóng rổ được, thậm chí môn bóng đá mà đám con trai yêu thích, ông cũng không có cơ hội luyện tập. hoạt động thể thao của Pu-tin được bắt đầu từ sân sau của ngõ, ở đó ông học đánh đấu, điều này tạo điều kiện cho ông sau này học môn vật và giu-đô.
Từ 10 tuổi trở đi, Pu-tin đã bắt đầu học giu-đô, huấn luyện viên là Ra-vlin. Thời học trung học, khi đi dạo phố, hẹn hò cùng bạn gái gặp phải sự chọc ghẹo của những tên say rượu, Pu-tin luôn đứng ra trước, bảo vệ bạn gái của mình, chưa bao giờ gây cho bạn gái cảm giác không an toàn. Mùa thu năm 1974, Pu-tin giành được ngôi vô địch giu-đô của thành phố Lê-nin-grát, cho thấy trong giới đàn ông Nga phổ biến là cao to, ông đã kết hợp giữa kỹ xảo với sức mạnh và trở thành người xuất sắc.
Trình độ văn hoá của cha mẹ Pu-tin không cao, Pu-tin lại là “con độc” mà cha mẹ ông “già mới có”, vì vậy cả nhà gửi gắm vào ông hy vọng lớn. Khi Pu-tin học tiểu học, mọi người trong nhà đã có mục tiêu rõ ràng: sau này cần phải học đại học. Khi ấy có lẽ còn quá sớm, việc này còn chưa được đưa vào “chương trình nghị sự”, vì thế không ai suốt ngày rêu rao ngoài miệng cả, họ cũng không ngồi lại với nhau bàn tính xem Pu-tin nên đăng ký thi vào trường đại học nào, học ngành gì. nhưng có một điểm chắc chắn, đó là Pu-tin cần phải tiếp nhận giáo dục đại học.
Còn về Pu-tin, ông cũng có suy nghĩ của mình. lý tưởng hồi nhỏ của ông là làm thủy thủ, về sau lại muốn làm phi công, đối với một thiếu niên mà nói, điều này đều là vô cùng bình thường. Thế nhưng chàng thiếu niên Pu-tin khi 16 tuổi, quyết định sẽ gia nhập KGB, nguyên nhân là ông đã xem nhiều sách báo và phim ảnh về sĩ quan tình báo và đặc công, như “Thanh kiếm và lá chắn”. Khi học lớp 9, Pu-tin chạy tới văn phòng KGB ở Lê-nin-grát yêu cầu gia nhập, nhưng một sĩ quan KGB nói với Pu-tin rằng, họ chỉ thu nhận sinh viên tốt nghiệp đại học và quân nhân phục viên, hơn nữa “Chúng tôi không tiếp nhận những người trực tiếp tìm đến đây”. Thế là Pu-tin hỏi, nhận sinh viên tốt nghiệp đại học như thế nào, vị sĩ quan đó nói với ông, tốt nhất là sinh viên tốt nghiệp khoa luật, thế là Pu-tin quyết định đăng ký vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát, nhằm sau này gia nhập KGB.
Vào giữa kỳ năm lớp 10, Pu-tin nói với cha mẹ rằng mình định thi vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát, cha mẹ Pu-tin không có ý kiến gì, chỉ theo rất sát chuyện học tập của con. nhưng chính vào lúc Pu-tin chuẩn bị tham gia cuộc thi tuyển đại học, đã xảy ra một biến cố. huấn luyện viên giu-đô của ông là Ra-vlin không coi chí hướng thi đại học của ông vào đâu cả, ngược lại ra sức chủ trương ông thi vào trường kỹ thuật cao đẳng thuộc nhà máy kim loại màu Lê-nin-grát. Khi ấy Pu-tin luyện giu-đô ở câu lạc bộ thể thao của nhà máy này, vì vậy các huấn luyện viên có thể chuyển ông vào trường này một cách dễ dàng, hơn nữa có thể khiến cho ông miễn quân dịch.
Vì chuyện này, Ra-vlin đã đặc biệt hẹn gặp cha mẹ Pu-tin, đồng thời nói với họ rằng, căn cứ vào thành tích của Pu-tin, trên thực tế có thể được bảo đảm gửi tới trường kỹ thuật cao đẳng nói trên, hoàn toàn không cần phải thi cử. hơn nữa trường này cũng không tồi, vứt bỏ cơ hội cực kỳ tốt này chính là làm một chuyện ngốc nghếch lớn nhất trên đời. Thi vào đại học chính quy là một sự mạo hiểm, vạn nhất thi không đỗ, thì Pu-tin phải nhập ngũ nga lập tức.
Sau khi nghe Ra-vlin nói như vậy, cha mẹ của Pu-tin tự nhiên cũng hơi có chút động lòng, suy nghĩ rằng nhất định phải để Pu-tin thi đại học lúc đầu cũng có chút dao động. Thế là, họ cũng bắt đầu làm công tác với Pu-tin, muốn ông làm theo như huấn luyện viên Ra-vlin nói.
Do vậy, Pu-tin đã rơi vào tình thế “hai mặt đánh kẹp”: Tại nơi huấn luyện, Ra-vlin khuyên Pu-tin; về nhà, cha mẹ ép Pu-tin. nói đi nói lại, đều là muốn ông từ bỏ việc đăng ký thi đại học, đợi được bảo lãnh gửi tới trường chuyên nghiệp.
Nhưng vì Pu-tin quá mong muốn gia nhập KGB, nên ông nói, “Con sẽ thi đại học, việc này đã quyết rồi...”
“Vậy vạn nhất thi không đỗ, thì con phải đi lính đấy”, mọi người đồng thanh nói.
“Không có gì đáng sợ cả”, Pu-tin trả lời một cách kiên định, “đi lính thì đi lính”.
Không nói cũng đủ hiểu, đi lính sẽ kéo dài thời gian gia nhập KGB. nhưng nói chung, điều này không ngăn cản việc Pu-tin thực hiện kế hoạch đã định của mình. lỡ mất vài năm tất nhiên không phải là việc hay ho gì. nhưng Pu-tin qua vài lần cân nhắc, cảm thấy không mấy ảnh hưởng tới việc thực hiện lý tưởng của mình.
Đây là cửa ải quan trọng trong cuộc đời của Pu-tin: hoặc là bây giờ tất cả do mình quyết định, từ đó bước tới một giai đoạn mới trong đời như mình mong muốn; hoặc là nhận thua, nghe theo sự sắp đặt của người khác, kế hoạch đã định sụp đổ hoàn toàn.
Về sau, Pu-tin cho rằng đây là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời mình.
Mọi người đều biết, cuối cùng Pu-tin đã thi đỗ vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát như nguyện vọng, cuộc đời từ đây bước vào một giai đoạn mới có tính quyết định...