DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thưởng thức những bữa ăn tao nhã trong những trang sách

Từ James Joyce đến Maurice Sendak, hãy cùng trải nghiệm những món mứt hay món gà ngon tuyệt vời. Thức ăn và văn học luôn có một mối quan hệ lâu dài và gắn kết, từ Artists’ and Writers’ Cookbook đến Jane Austen...

Thưởng thức những bữa ăn tao nhã trong những trang sách.

 

Từ James Joyce đến Maurice Sendak, hãy cùng trải nghiệm những món mứt hay món gà ngon tuyệt vời.

 
 

Thức ăn và văn học luôn có một mối quan hệ lâu dài và gắn kết, từ Artists’ and Writers’ Cookbook (tạm dịch: Sách nấu ăn của một nghệ sĩ và một nhà văn) đến Jane Austen tưởng tượng lại những công thức nấu ăn, cho đến hồi ký văn chương ẩn trong một quyển sách nấu ăn của Alice B. Toklas, đến những món ăn ngon tuyệt được truyền cảm hứng từ Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên). Nhưng mối quan hệ đó trở nên sống động và đầy cảm hứng hơn bao giờ hết trong quyển sách Fictitious Dishes: An Album of Literature’s Most Memorable Meals (public library | IndieBound) (tạm dịch: Những món ăn hư cấu: tuyển tập những món ăn đáng nhớ nhất trong văn học) – một dự án tuyệt vời bởi nhà thiết kế kiêm nhà văn Dinah Fried, một người nấu ăn, chỉ đạo nghệ thuật, và chụp ảnh những món ăn từ những tác phẩm hư cấu nổi tiếng trong gần hai thế kỉ. Mỗi bức hình được kèm theo một thông điệp đặc biệt có đính kèm công thức, cũng như một vài thông tin nhanh và đầy tò mò tương ứng với từng tác giả, tiểu thuyết hay món ăn.

The Bell Jar (tạm dịch: Lọ chuông) – Sylvia Plath, 1963 “Sau đó tôi làm món trái bơ và salad thịt cua … Mỗi chủ nhật, ông tôi mang đến cho tôi một quả bơ giấu ở đáy cặp, dưới sáu chiếc áo bẩn và quyển truyện tranh ngày chủ nhật.”

The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) – J.D. Salinger, 1951. “Khi tôi đi đâu đó, tôi thường chỉ ăn một chiếc sandwich phô mai Thụy Sỹ và sữa mạch nha. Nó không nhiều, nhưng sữa mạch nha cung cấp cho bạn rất nhiều vitamin. H.V. Caulfield. Holden Vitamin Caulfield.”

Dự án bắt đầu là một bài tập thiết kế đơn giản khi Fried đang học tại trường Thiết kế Rhode Island một vài năm trước, nhưng ý tưởng này nhanh chóng cuốn hút cô, và với niềm đam mê lớn dần, dự án đã vượt xa thời hạn dự kiến ban đầu của cô. Khi cô ấy tiếp tục đọc và nấu ăn, bản thân cô cũng có một sự thay đổi lớn (sau tất cả, đó chẳng phải là món quà lớn nhất mà văn chương mang lại hay sao?): Một người gần như ăn chay, cô ấy thấy mình vật lộn với quả cật lợn cho Odysseus (vua xứ Ithaca trong thần thoại Hy Lạp) và nấu chuối theo 11 cách như trong quyển sách Gravity’s Rainbow (tạm dịch: Cầu vồng trọng lực).

Alice’s Adventures in Wonderland (Cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ sở Thần tiên) – Lewis Carroll, 1865, “Uống chút rượu nào”, March Hare nói một cách hào hứng. Alice nhìn xung quanh cái bàn, nhưng không có gì trên đó ngoài trà.

On the road (Trên đường) – Jack Kerouac, 1957, “Nhưng tôi phải đi thôi và ngừng than vãn, tôi nhặt chiếc túi của mình lên, nói chuyện thật lâu với người chủ khách sạn đã già đang ngồi cạnh chiếc ống nhổ của ông ấy, rồi tôi đi ăn. Tôi đã ăn bánh táo và kem – nó càng ngon hơn khi tôi vào bang Iowa, bánh lớn hơn, và nhiều kem hơn.”

Quyển sách bắt đầu với một lời trích dẫn rất hay từ quyển tiểu thuyết kinh điển Fahrenheit 451 (451 độ F) (xuất bản năm 1953) của nhà văn Ray Bradbury:

Tôi ăn chúng như salad, những quyển sách là bánh sandwich cho bữa trưa của tôi, là bữa ăn nhẹ và bữa ăn tối và bữa ăn nửa đêm của tôi. Tôi xé những trang sách, ăn chúng với muối, rưới gia vị lên chúng, gặm bìa sách, lật qua từng chương bằng lưỡi của tôi! Sách tính bằng hàng tá, hàng chục hay hàng triệu. Tôi còng lưng mang về nhà rất nhiều sách trong nhiều năm. Triết học, lịch sử nghệ thuật, chính trị, khoa học xã hội, thơ, chính luận, những vở kịch quy mô, bạn đặt tên cho chúng còn tôi thì ăn chúng.

The Great Gatsby (Đại Gia Gatsby) – F. Scott Fitzgerald, 1925, “Trên những bàn buffet, bày biện những món khai vị lấp lánh, đầy giăm-bông nướng gia vị và xà lách trang trí theo kiểu bàn cờ và thịt heo cuộn bột và gà tây được phủ lên một màu vàng óng.”

The Secret Garden (Khu vườn bí mật) – Frances Hodgson Burnett, 1910-1911, “Những quả trứng nướng trước đây là món xa xỉ vô danh; khoai tây cực nóng với muối và bơ tươi hòa quyện bên trong thật vừa miệng chúa tể rừng xanh – và chúng ngon một cách tuyệt vời.”

Fried, người mà tôi hân hạnh cho một vài lời khuyên ngắn trong luận văn tốt nghiệp của cô ấy ở RISD, người phản ánh tình yêu lâu dài của mình với những chi tiết nấu nướng trong các tác phẩm hư cấu nổi tiếng, sở hữu một khả năng đa giác quan độc đáo có thể đưa người đọc vào một thế giới đặc biệt cùng những trải nghiệm sống động lạ thường:

Những kỉ niệm sống động nhất của tôi từ sách là những bữa ăn của các nhân vật. Tôi đọc Heidi hơn 20 năm trước, nhưng tôi vẫn có thể ngửi được mùi chiếc bánh mì nướng vàng có vị phô mai mà ông cô ấy đã làm cho cô, và tôi vẫn có thể cảm nhận được sự phấn khích và vui thích khi cô chứng kiến ông mình chuẩn bị món đó trên lửa.

Tôi cũng nhớ một vài bữa ăn chỉ quan trọng ở một thời điểm nào đó trong một câu chuyện: bánh nướng nhỏ vị bạc hà mà Melissa đưa cho Chip trong The Corrections (tạm dịch: Sự sửa chữa) – đánh dấu tình yêu của họ, một tình yêu đã gây ra sự nghiệp xuống dốc của Chip và sự đổ vỡ chung. Những món ăn khác cũng lưu lại trong tâm trí tôi cái không khí mà nó truyền tải.

Gần đây, một người bạn nói với tôi rằng sau khi đọc Lolita, anh ấy bắt đầu uống rượu gin và nước ép dứa, một sự kết hợp yêu thích của người kể chuyện, Humbert Humbert. Tôi đã đọc Lolita khi tôi vừa xấp xỉ tuổi Lolita và những miêu tả của anh bạn tôi về ly cocktail ấy đã ngay lập tức đưa tôi về với cái thế giới riêng biệt mà Nabokov đã tạo ra: vào một mùa hè New England nóng ẩm, khi Humbert Humbert say rượu và đầy thèm khát, đang cắt những đám cỏ cứng đầu dưới nắng nóng mặt trời, chờ đợi Dolores, cô gái đang ở trại hè cách đó khá xa.

Tương tự như thế, miêu tả về món chowder hấp của Melville trong tiểu thuyết Moby-Dick đã gợi ra cuộc sống trên biển của Ishmael: không khí biển mặn chát và ẩm ướt trong một buổi chiều tối; tìm thấy niềm an ủi trong một quán trọ thoải mái, ánh sáng dễ chịu cùng một phòng ăn ấm cúng với những món ăn thịnh soạn và mùi hải sản tươi ngon lành.

Tất cả những bức ảnh của Fried thể hiện sự thận trọng, sâu sắc của cô (bữa tối đơn giản của Ishmael trong Moby-Dick không chỉ là sự bày biện món trai hầm, mà món ăn ấy còn được thắp sáng bằng ánh đèn nến), và một số bức ảnh còn chứa đựng một sắc thái riêng biệt của văn hóa (trong bức hình của A Confederacy of Dunces là cả một “bộ sưu tập văn minh Mỹ”, bánh hot dog trên chiếc khăn trải bàn cổ điển kiểu Mỹ).

A Confederacy of Dunces (tạm dịch: Liên minh những kẻ khờ khạo) – John Kennedy Toole, 1980 “Đỗ lại trước một gara hẹp, anh ấy hít vào khói thuốc từ Thiên đường với cảm giác vui thích, lông mũi thò ra làm nhiệm vụ phân tích, liệt kê, xếp hạng, phân loại những mùi đặc biệt của bánh hot dog, mù tạt và cả dầu nhờn.”

Moby-Dick (Cá Voi Trắng Moby Dick) – Herman Melville, 1851, “Cơn thèm ăn của chúng tôi càng tăng thêm bởi chuyến đi giá rét này, và đặc biệt, Queequeg thấy món cá yêu thích ngay trước mặt mình, và món chowder ngon trên cả tuyệt vời, chúng tôi đã giải quyết chúng hết sức mau lẹ …”

Trong khi hồi tưởng về cách so sánh của Lewis Carroll giữa thức ăn và trí tuệ, Fried viết:

Đọc và ăn là đôi bạn trời sinh, giữa chúng có rất nhiều điểm chung. Đọc là tiêu thụ. Và ăn cũng là tiêu thụ. Cả hai đều dỗ dành, an ủi, nuôi dưỡng, tẩm bổ, làm thư giãn, và hầu như lúc nào cũng thú vị. Cả hai đều tiếp nhiên liệu cho bạn và đưa bạn vào giấc ngủ. Những quyển sách nặng về tư tưởng hay những bữa ăn quá nhiều dinh dưỡng luôn cần một khoảng thời gian lâu để tiêu hóa. Như khi đọc những tiểu thuyết lớn, chúng có thể mang bạn đến một không gian và thời gian khác, còn những bữa ăn – dù ngon hay dở – có thể đưa bạn đi rất xa ra khỏi bàn ăn của mình. Một vài bữa ăn yêu thích của tôi đi cùng nhiều câu chuyện về nguồn gốc và truyền thống, và là một người khao khát sách, tôi đọc ngấu nghiến những quyển sách yêu thích của mình.

Heidi (tên tiếng Việt: Heidi) – Joanna Spyri, 1880, “Ấm đun nước bắt đầu sôi, và trong lúc ấy người đàn ông già đặt một miếng phô mai lớn trên cái nĩa kim loại dài trên lửa, lật nó qua lại cho tới khi nó được nướng vàng ở mỗi bên. Heidi quan sát tất cả những gì đang diễn ra với một sự tò mò đầy háo hức.”

The Metamorphosis (Hóa thân) – Franz Kafka, 1915, “Có những lá cải cũ, gần như mục nát; những khúc xương từ bữa ăn tối, được bao phủ bởi lớp sốt trắng đã có mùi khó chịu; một vài trái nho khô và quả hạnh đào; vài miếng phô mai mà Gregor nói rằng không thể ăn được từ hai ngày trước; một cái bánh mì tròn đã khô và vài lát bánh mì phết bơ và muối ….”

Fear and Loathing in Las Vegas (tạm dịch: Run sợ và ghê tởm ở Las Vegas) – Hunter S. Thompson, 1971, ““Những kẻ da trắng đều giống nhau.” Ông ấy mở chai rượu tequila mới và nốc cạn … Ông ấy cắt trái bưởi chùm làm bốn … rồi làm tám … rồi mười sáu …sau đó bắt đầu cắt phần còn lại một cách vô thức.”

Oliver Twist – Charles Dickens, 1837 “Cậu ta chỉ là một đứa trẻ, cậu tuyệt vọng vì đói, và coi thường cảnh khốn khổ. Cậu đứng dậy; và tiến tới ông chủ, với cái tô và muỗng trong tay, với một chút sợ hãi và liều lĩnh, cậu nói: “Thưa ngài, cho cháu thêm một ít ạ.”

To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) – Harper Lee, 1960 “Chao ôi, Cal, tất cả những thứ này là gì?” Anh ấy liếc nhìn chiếc đĩa ăn sáng của mình. Calpurnia nói, “Cha của Tom Robinson gởi cho con con gà này sáng nay. Tôi trả lời “Nói ông ta rằng tôi rất hân hạnh được nhận nó – đánh cược là họ không ăn gà trong bữa sáng tại Nhà Trắng.”

The Girl with the Dragon Tattoo (Cô gái có hình xăm rồng) – Stieg Larsson, 2005 “Cô lấy miếng vải che vết thương với một miếng gạc tạm thời. Sau đó cô rót cà phê và đưa anh miếng sandwich. “Tôi không đói lắm”, anh ấy nói. “Tôi mặc kệ anh đói hay không. Hãy ăn nó,” Salander ra lệnh, cắn một miếng lớn trên miếng sandwich phô mai của cô.”

Swann’s Way (tạm dịch: Cách của Swann) – Marcel Proust, 1913 “Một ngày mùa đông, khi tôi về nhà, mẹ tôi, thấy tôi bị lạnh, đã đề nghị rằng, ngược với thói quen của tôi, tôi nên uống ít trà. Trước hết tôi đã từ chối và rồi sau đó, tôi không hiểu tại sao, tôi thay đổi ý định. Bà mang đến cho tôi những cái bánh nhỏ, tròn trĩnh gọi là bánh ma-đơ-len nhỏ…”

Là một người ái mộ Maurice Sendak, đây chắc chắn là bức hình yêu thích của tôi:

Chicken Soup with Rice (tạm dịch: Súp gà với Gạo) – Maurice Sendak, 1962

Những trang cuối của quyển sách Fictitious Dishes, hoàn toàn làm người đọc thích thú, nổi bật một trong những lời đề tặng dễ thương nhất mà tôi đã đặt cả trái tim mình trong đó:

Cảm ơn tất cả mọi người và con yêu ba, người đã dạy con đọc sách một cách cẩn thận, con yêu mẹ, vì mẹ đã dạy con nhìn mọi thứ cặn kẽ hơn.

Một khía cạnh khác của sự ngon miệng trong văn học, các bạn hãy thử xem quyển sách của Alexandre Dumas về những nghi thức trong ăn uống và nhiều công thức ngon tuyệt được truyền cảm hứng từ những tiểu thuyết của Jane Austen.

Phương Thảo (bookaholic.vn - theo Brain Pickings)


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000