DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

100 Best Classics: No.15 - Chữ A Màu Đỏ

Quyển sách gây chấn động của Nathaniel Hawthorne mang đầy tính tượng hình và cũng ám ảnh không thua gì những tác phẩm của Edgar Allan Poe...


100 Best Classics: No.15 - Chữ A Màu Đỏ.

 

Quyển sách gây chấn động của Nathaniel Hawthorne mang đầy tính tượng hình và cũng ám ảnh không thua gì những tác phẩm của Edgar Allan Poe.

 
 

The Scarlet Letter

mua sach chu a mau do tieng anh gia tot

Nathaniel Hawthorne, được miêu tả như “một chân dung mong manh và đau buồn về con người”, khẳng định rằng Chữ A màu đỏ là “một Niềm lãng mạn” , chứ không phải là một tiểu thuyết. Sự phân biệt này, đối với ông, là rất quan trọng. Trong khi tiểu thuyết, như ông hình dung, “nhắm đến những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống, không chỉ đơn thuần là khả dĩ, mà chắc chắc xảy ra dựa theo kinh nghiệm sẵn có của con người”, thì “một niềm lãng mạn” thể hiện “sự chân thật trong trái tim con người”. Mà ở đây, nói ngắn gọn, là khởi nguồn cho dòng tiểu thuyết tâm lý, và ví dụ cho tài năng và sự cách tân của các thể loại tiểu thuyết mới giữa thế kỉ 19.

Câu chuyện của Hawthorne hoàn toàn mộc mạc đơn giản. Trong thế kỉ 17 ở một thị trấn vùng Boston, Hester Prynne bị lăng nhục công khai vì dính vào tội ngoại tình và sinh ra một đứa con ngoài giá thú, một bé gái tên là Pearl. Bị buộc phải thích lên mình một chữ A màu đỏ, Hester chầm chậm chuộc lại lỗi lầm của mình dưới sự soi mói của xã hội Thanh giáo thời bấy giờ. Sau nhiều năm, cô thử thách hai người đàn ông trong cuộc đời mình – người chồng và người tình của cô – với những sự thật đen tối về những cảm giác trách nhiệm nhưng đầy xúc cảm, những thất bại của họ, cũng như vật lộn với chính bản năng tội lỗi của mình. Sau bảy năm dài phục hồi trong đau đớn, cô hiện lên là một người phụ nữ mạnh mẽ, đầy đam mê, trong khi người mục sư, Arthur Dimmesdale, người đã quyến rũ cô thì chết trong nhục nhã. Hester, sau đó cũng chết đi và chôn cạnh Dimmesdale dưới một nắm mộ được đánh dấu bằng một chữ A màu đỏ.

Đó chỉ là một sự tóm tắt sơ sài khó có thể tương xứng với một tác phẩm xuất chúng mà trí tưởng tượng đốt cháy từng trang sách một với sự giản đơn mãnh liệt như kinh thánh và hầu như mang đầy tính điện ảnh trong việc dựng lên hình tượng. Chữ A màu đỏ là một quyển sách gây chấn động mang đầy tính tượng hình, cũng kỳ lạ và ám ảnh như bất kì tác phẩm nào của Edgar Allan Poe (đứng thứ 10 trong danh sách), tác giả mà chúng ta đều biết Hawthorne rất ngưỡng mộ.

Quá trình Hester Prynne tìm hiểu chính bản thân mình, sự nhận thức tội lỗi và phục hồi lần cuối cùng là những chuỗi cảnh tượng mê hoặc liên tục không ngừng nghỉ, thỉnh thoảng ngắt quãng bởi những đoạn đối chất với Dimmesdale, hoàn toàn thuyết phục và hầu hết, vô cùng gây xúc động. Hiểu biết của Nathaniel Hawthorne trong những phân đoạn liên quan đến tình dục vô cùng sâu sắc và hiện đại. Và vô cùng thú vị khi đề cập đến cái giá phải trả cho việc đánh mất đi tình yêu. Cách phản ánh mối quan hệ giữa Hester và Dimmesdale (“Họ đã từng thấu hiểu nhau thật sâu sắc! Và phải chăng đây chính là người đàn ông đó? Bây giờ cô dường như không hề biết gì về hắn ta”) có thể tìm thấy trong rất nhiều tiểu thuyết hiện đại.

chu a mau domua sach chu a mau do tieng viet gia tot

Một trong những phác họa đáng nhớ và nguyên bản nhất của Chữ A màu đỏ nằm trong chân dung của Hester Prynne được Hawthorne khắc họa, được mô tả là “anh hùng thật sự đầu tiên của tiểu thuyết Hoa Kỳ”, người phụ nữ gợi lên hình ảnh về số phận của nàng Eve trong kinh thánh. Thành tựu của Hawthoene là thể hiện được đam mê của cô một cách cao quý, sự chống trả rất dữ dội và sự mong manh rất gợi cảm. Cô ta trở thành hình mẫu của những người phụ nữ Hoa Kỳ suy nghĩ tự do muốn nắm lấy vận mệnh chính mình và xu thế tình dục bản thân trong một xã hội lạnh lùng và gia trưởng.

Ngoài ra, Chữ A màu đỏ còn tượng trưng cho cách giải quyết mới mẻ của xã hội Hoa kỳ, thể hiện quan điểm niềm tin rằng cá thể xã hội, bị áp chế bởi chế độ dân chủ tàn nhẫn, nợ quyền con người một sự đền bù, nếu anh ta hay cô ta xứng đáng với điều đó. Hester Prynne không chỉ là một người mẹ đơn thân nuôi con, cô là một người phụ nữ bị ruồng bỏ cuối cùng đã được xã hội Mỹ thu nhận lại, được thanh tẩy khỏi tội lỗi của chính mình. Những độc giả của Chữ A màu đỏ, đối với scandal Monica Lewinsky vào thập niên 90, ắt hẳn cũng đã liên tưởng đến “một Niềm lãng mạn” của Hawthorne với câu chuyện tình chính trị đó.

Trong thời đại của mình, Hawthorne không hề đơn độc trong ước muốn hé lộ sự bí ẩn của linh hồn Mỹ thông qua tác phẩm văn học. Mùa hè năm 1850, sau sự đợt xuất bản thành công của Chữ A màu đỏ, tư tưởng của ông bắt gặp Herman Melville, người chỉ mới bắt đầu, và cùng với những suy nghĩ đen tối về Hoa Kỳ của chính mình, Herman viết nên tác phẩm tiếp theo trong danh sách này, Moby-Dick.

Ghi chú

Chữ A màu đỏ xuất bản tại Boston mùa xuân năm 1850 bởi Ticknor, Reed và Fields. Khi nộp bản thảo tháng 2 năm 1850, Hawthorne nói: “vài đoạn trong cuốn sách được viết rất mạnh mẽ,” nhưng thận trọng thêm vào là điều đó vẫn chưa được chứng minh rộng rãi. Trong thâm tâm, ông kì vọng nhiều điều hơn. Sau đêm ngày 3 tháng 2 năm 1850, khi ông đọc phần cuối cho vợ mình, ông nói với bạn bè rằng “nó làm trái tim cô ấy tan vỡ… điều mà tôi xem là một thành công to lớn. Đánh giá từ ảnh hưởng của nó.”, ông tiếp tục, “Có thể tôi được xem như đã đạt thành tích thảy ki hết 10 chai!”. Hawthorne đã đấu tranh, hầu như không được nhìn nhận, trong suốt 25 năm. Rõ ràng là sau đó ông đã đạt một vài thành công.

Trên thực tế, quyển sách ngay lập tức trở thành best-seller, cụm từ chưa được dùng ở thời điểm đó. Chữ A màu đỏ là một trong những quyển sách được xuất bản ồ ạt ở Mỹ và được in bằng máy thành 2,500 bản và bán hết trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, sau khởi đầu đầy hứa hẹn, nó chỉ đem lại cho tác giả 1,500USD, và cuối cùng, chỉ bán được 7,800 bản tổng cộng trong thời kì của Hawthorne. Sau đó, nó tiếp tục nhận được nhiều lời khen của những tác giả danh tiếng. Henry James từng viết: “Tác phẩm đẹp, đáng ngưỡng mộ, phi thường, nó có thể được xem là đỉnh cao đánh dấu những tác phẩm vĩ đại nhất của Hawthorne – sự tinh khiết không định nghĩa được, và sự nhẹ nhàng trong khái niệm, nó mang một vẻ duyên dáng vô tận và một niềm bí ẩn đối với các tác phẩm nghệ thuật.”

Các tác phẩm khác của Hawthorne

Fanshawe (Xuất bản vô danh. 1828), The House of Seven Gables (1851)

Anh Tô (bookaholic.vn - theo Guardian)


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000